Nhật Bản đã và đang là thị trường trọng điểm của lao động Việt Nam. Giúp họ có được cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Các điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng đã được nới lỏng và dễ dàng hơn so với trước đây. Đặc biệt mức lương của thị trường Nhật Bản được đánh giá là số 1 trên thị trường hiện nay.
Mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?
Nội dung bài viết
Mức lương trung bình của thị trường Nhật Bản cao hơn so với các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… cộng thêm đó là chế độ đãi ngộ, bảo hiểm rất tốt. Những năm trước đây, nhu cầu lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản khá nhỏ giọt. Tuy nhiên kể từ năm 2012 đến nay, nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản khá đa dạng các ngành nghề và số lượng lao động tăng mạnh.
Mức lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản khá ổn định từ 30-50 triệu đồng/tháng. Các ngành nghề lao động phong phú bao gồm điện tử, cơ khí, xây dựng, đóng gói công nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản, chăn nuôi trang trại, công nghệ thông tin, kỹ sư cơ khí…
Xem thêm: Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hết bao nhiêu tiền?
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản lương hơn 30 triệu đồng/tháng
Sau 5 tháng học tiếng Nhật tại trung tâm đào tạo, anh Nguyễn Văn Long (Nam Sách – Hải Dương) đã đi xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc trong lĩnh vực xây dựng được gần 8 tháng. Mặc dù thời gian ở Việt Nam, anh đã được đào tạo tiếng, giáo dục định hướng về tác phong, ý thức lao động nhưng khi sang Nhật, anh mới thực tế cảm nhận được người Nhật Bản rất coi trọng các nghi lễ, tuân thủ chặt chẽ về an toàn lao động. Do đó, khi đến Nhật, trong tháng đầu tiên người lao động sẽ được các nghiệp đoàn tại đây đào tạo thêm về tiếng Nhật và phổ biến các nội quy về an toàn lao động. Đồng thời cũng như để người lao động thích nghi với cuộc sống mới. Trong thời gian này, người lao động vẫn được nghiệp đoàn Nhật Bản hỗ trợ các chi phí ăn ở và sinh hoạt.
Bắt đầu từ tháng thứ 2, người lao động sẽ làm việc và được hưởng lương chính thức như trong hợp đồng đã ký kết với công ty Nhật Bản. Nếu người lao động làm đủ công trong tháng cộng với thời gian tăng ca thì sẽ có lương khoảng 35-40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, giá cả thực phẩm cũng như sinh hoạt tại Nhật Bản khá đắt đỏ nên người lao động thường có xu hướng góp gạo thổi cơm chung để tiết kiệm các chi phí không cần thiết.
Cũng theo anh Long chia sẻ, chỗ ăn ở được chủ sử dụng lao động bố trí khá tiện nghi, có đủ các nội thất cơ bản như tủ lạnh, điều hòa, lò nướng, máy giặt… Người lao động có thể tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí hàng tháng. Anh Long tính toán “Nếu như làm việc chăm chỉ và chi tiêu tiết kiệm thì hàng tháng anh tiết kiệm được khoảng hơn 20 triệu đồng để gửi về cho gia đình”.
Nhật Bản đăng cai thế vận hội Olympic vào năm 2020, do đó trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng việc tiếp nhận xuất khẩu lao động Việt Nam (đặt biệt là trong ngành cơ khí và xây dựng). Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có nhu cầu rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh lợi ích về thu nhập thì Nhật Bản cũng được coi là điểm sáng khi mà lao động về nước có khả năng tái hòa nhập cộng đồng ở mức cao. Rất nhiều người lao động sau khi về nước đã có công việc tốt với mức thu nhập cao.
Xuất khẩu lao động được xem là một giải pháp tốt để giải quyết nhu cầu về việc làm của người lao động Việt Nam. Bên cạnh một số thị trường xuất khẩu lao động lương cao như Nhật Bản, Đức… thì bộ LĐTB&XH dự kiến sẽ mở rộng thêm một số thị trường mới hấp dẫn hơn cho người lao động.