JVNET.vn – Đẩy mạnh xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay, tín dụng ưu đãi đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài của ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải ngân cho gần 108.580 hộ gia đình được vay vốn với gần 2.500 tỷ đồng. Qua đó giúp cho 109.462 lao động thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách và người lao động tại các huyện nghèo được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài.
Cùng với đó, doanh số thu nợ của chương trình cũng đạt gần 2.014 tỷ đồng và cho thấy chính sách đạt hiệu quả rất tốt. Tính đến tháng 3/2017, tổng dư nợ cho vay xuất khẩu lao động đạt trên 509 tỷ đồng với 13.377 khách hàng còn dư nợ.
Cho vay xuất khẩu lao động của NHCSXH đang triển khai là kênh tín dụng giúp cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo và đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo và nâng cao trình độ. Nhờ được vay vốn đi XKLĐ mà hơn 100.000 lao động có việc làm. Người lao động làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao và gửi tiền về giúp gia đình có tiền vốn làm ăn tại quê nhà.
Ngoài ra, nguồn vốn cho vay đi xuất khẩu lao động từ NHCSXH cũng đã góp phần không nhỏ vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung. Đồng thời, nhờ phát triển được phong trào đi làm việc ở nước ngoài đã đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước, giúp đất nước hội nhập và phát triển.
Xem ngay: QUY TRÌNH thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản CHUẨN nhất
Cùng với sự đồng hành của NHCS, theo các chuyên gia thì trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả, chất lượng của chương trình cho vay xuất khẩu lao động thì cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa giữa các bộ, ngành có liên quan và địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong đó coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước với hoạt động xuất khẩu lao động, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn nữa đối với đơn vị làm dịch vụ XKLĐ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh các trường hợp người lao động bị lừa đảo.
Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao trách nhiệm và chất lượng tuyển chọn lao động của doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ. Có chế tài và biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp, đơn vị tuyển chọn không thực hiện đúng hợp đồng với người lao động, gây thiệt hại cho người lao động và rủi ro cho nguồn vốn vay của Nhà nước.