Bí quyết trả lời phỏng vấn đi Nhật về điểm mạnh, điểm yếu ấn tượng

lenguyen

Điểm mạnh, điểm yếu là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên khi phỏng vấn đi Nhật. Thông qua câu hỏi này, các bạn có thể tự đánh giá và khéo léo thể hiện năng lực của mình. Vậy theo bạn nên trả lời như thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng người Nhật. Xem ngay bài viết này để bỏ túi bí kíp trả lời phỏng vấn đi Nhật ấn tượng các bạn nhé!

Trả lời phỏng vấn đi Nhật
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn đi Nhật ấn tượng nhất

Lý do nhà tuyển dụng Nhật hỏi về điểm mạnh điểm yếu?

Trong quá trình phỏng vấn đơn hàng, bên cạnh những câu hỏi về sở thích, mục đích đi Nhật,… thì điểm mạnh, điểm yếu thường được nhà tuyển dụng quan tâm. Bởi những lý do cụ thể dưới đây:

+ Đánh giá khả năng của ứng viên 

Những bạn biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cho thấy khả năng tự đánh giá và nhìn nhận rất tốt. Đặc biệt, các bạn luôn chủ động vận dụng điểm mạnh của mình để hoàn thành tốt công việc được giao. Ngoài ra việc bạn nắm được điểm yếu để thay đổi và cải thiện bản thân tốt hơn cũng là điều tuyệt vời. Chính vì thế, thông qua câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của mỗi ứng viên để lựa chọn phù hợp.

+ Nhận định mức độ phù hợp của ứng viên 

Dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của bạn nhà tuyển dụng sẽ nhận định mức độ phù hợp với vị trí công việc. Liệu điểm mạnh của bạn sẽ giúp ích được gì và những điểm yếu có ảnh hưởng đến công việc hay không. Vậy nên, khi gặp câu hỏi phỏng vấn này các bạn hãy trả lời khéo léo để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

+ Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề

Đối với điểm yếu, nhà tuyển dụng mong muốn các bạn giải quyết và thay đổi nó như thế nào. Việc bạn có thể khắc phục những yếu điểm của bản thân chính là điểm cộng rất lớn giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Nhờ vậy, các bạn sẽ gia tăng tỷ lệ trúng tuyển đơn hàng.

trả lời phỏng vấn đi Nhật ấn tượng Có thể bạn quan tâm những vấn đề về xuất khẩu lao động Nhật: XEM NGAY

Câu hỏi phỏng vấn XKLĐ Nhật
Lý do nhà tuyển dụng Nhật đặt câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu?

Gợi ý trả lời phỏng vấn điểm mạnh, điểm yếu ấn tượng 

Dành cho những bạn đang chuẩn bị bước vào buổi phỏng vấn đi Nhật đang loay hoay chưa biết nên trả lời về điểm mạnh, điểm yếu thế nào. Vậy mời các bạn cùng tham khảo một vài gợi ý dưới đây.

Điểm mạnh

Với câu hỏi về điểm mạnh, các bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những lợi thế của bản thân khi làm việc tại công ty. Nhà tuyển dụng cũng dựa vào điều này để xem xét mức độ phù hợp của bạn với công việc. 

– Đưa ra những điểm mạnh liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển

 – Dẫn chứng một vài ví dụ, tình huống mà những điểm mạnh của bạn được vận dụng một cách tốt nhất

 – Nhấn mạnh rằng điểm mạnh của bạn có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty

Các bạn có thể tham khảo một số cách trả lời đó là: ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, nhiệt huyết trong công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, sức khỏe tốt, trình độ tiếng Nhật cao,… Điều quan trọng là các bạn phải thể hiện thái độ bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn và nhận định đúng về bản thân. Tuyệt đối không được tự cao hay nâng bản thân mình lên.

Ngoài ra, trong quá trình trả lời phỏng vấn đi Nhật để đạt kết quả tốt nhất các bạn nên lưu ý một vài điều như sau:

 – Không nên đưa quá nhiều điểm mạnh mà không liên quan đến công việc ứng tuyển

 – Hãy tự tin thể hiện và trình bày những điểm mạnh của bản thân

– Câu trả lời phải trung thực, đúng với bản thân và tuyệt đối không nói dối 

– Không nên đưa ra điểm mạnh mà cũng có thể trở thành điểm yếu

– Dựa vào yêu cầu về công việc, tuyển dụng để lựa chọn điểm mạnh phù hợp

trả lời phỏng vấn đi Nhật hay nhất Bật mí những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi Nhật – Bạn cần nắm rõ

Điểm yếu

Thông thường, nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về điểm yếu để muốn biết khả năng nhìn nhận và khắc phục của bạn. Chính vì thế, các bạn hãy bình tĩnh trả lời một cách rõ ràng, cụ thể như sau:

– Thể hiện thái độ trung thực, đúng mực và chân thành

– Lựa chọn trình bày những điểm yếu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc

– Đưa ra những cách khắc phục những điểm yếu

– Tuyệt đối không che giấu hay nói dối rằng bản thân không có yếu điểm nào

– Tập trung trình bày phần khắc phục những điểm yếu của bản thân

– Hãy trình bày điểm mạnh trước và điểm yếu trình bày sau

Một số gợi ý cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn đi Nhật như sau: chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ tiếng Nhật chưa thành thạo, hơi ít nói, chưa tự tin trước đám đông,… Tiếp theo, các bạn nên bổ sung thêm việc bản thân đang ngày càng nỗ lực cải thiện, thay đổi những điểm yếu trên để không ảnh hưởng đến công việc.

Lời khuyên “đắt giá” khi trả lời phỏng vấn đi Nhật

Phần thi phỏng vấn đơn hàng vô cùng quan trọng quyết định việc bạn có thành công xuất cảnh sang Nhật làm việc hay không. Do đó, để giúp các bạn vượt qua buổi phỏng vấn một cách dễ dàng JVNET sẽ bật mí một vài lời khuyên hữu ích. Cùng theo dõi nhé!

+ Kết nối câu trả lời với mục tiêu mà công ty đang tìm kiếm

Điều đầu tiên, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về tiêu chí tuyển dụng và yêu cầu công việc cụ thể. Khi đó, bạn sẽ đưa ra những điểm mạnh phù hợp với điều kiện của nhà tuyển dụng. Ví dụ đối với đơn hàng xây dựng thì sức khỏe tốt luôn được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó là sự chăm chỉ, ý thức chấp hành kỷ luật tốt. Điều này sẽ giúp các bạn thuyết phục và ghi điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Những câu phỏng vấn đi Nhật
Những lời khuyên hữu ích giúp bạn phỏng vấn đi Nhật thành công

+ Tư duy chuyển điểm yếu thành điểm mạnh

Một trong những cách giúp bạn trả lời điểm yếu mà vẫn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng chính là biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh. Ví dụ, nếu bạn trả lời điểm yếu của bạn “suy nghĩ quá nhiều” hãy chuyển sang hướng tích cực rằng bạn là một người cẩn thận và cầu toàn trong công việc.

+ Không tự mãn về điểm mạnh

Nhà tuyển dụng người Nhật thường đánh giá rất cao về thái độ của ứng viên. Do đó, các bạn không nên tự mãn hay quá đề cao điểm mạnh của bản thân. Các bạn lưu ý giữ thái độ lịch sự, bày tỏ quan điểm và trình bày điểm mạnh một cách khiêm tốn. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn thiện cảm với bạn hơn.

+ Không đề cập đến điểm yếu ảnh hưởng đến công việc

Lời khuyên dành cho các bạn là không nên nhắc đến điểm yếu như: dễ chán nản, khả năng tự lập chưa cao, khó thích nghi,… Các bạn biết rằng, nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm ứng viên làm việc chăm chỉ, gắn bó và thích nghi công việc, cuộc sống nhanh chóng. Chính vì thế, khi đưa ra các điểm yếu của bản thân các bạn tuyệt đối không đề cập những điều này nhé!

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này các bạn có thể tự tin trả lời phỏng vấn đi Nhật về điểm mạnh và điểm yếu một cách ấn tượng nhất. Buổi phỏng vấn rất quan trọng quyết định đến việc các bạn có thành công xuất cảnh qua Nhật hay không. Do đó, các bạn hãy bỏ túi những bí quyết trên để hoàn thành phần phỏng vấn đơn hàng xuất sắc nhất nhé. Chúc các bạn may mắn!


Bài viết liên quan