Những năm gần đây, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản khởi sắc nhanh chóng, các đơn hàng đi Nhật liên tục được đăng tuyển. Người thì nói đi lao động tại Nhật lương cao, khi về có tiền trăm, tiền tỷ; có người lại nói có kinh nghiệm làm việc, tác phong chuyên nghiệp; cũng có người khi về nước lại tiếp tục xin vào làm tại các công ty Nhật bản tại Việt Nam vì có vốn tiếng Nhật và kinh nghiệm làm việc.
Đối với một lao động phổ thông, khi họ sẵn sằng đầu tư để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản (tùy ngành nghề có chi phí khác nhau), với thời gian tối thiểu 3 năm, khi về nước họ có trong tay từ 600 – 800 triệu đồng (với người có mức lương cơ bản) và trên 1 tỷ đồng (lương + làm thêm). So sánh với việc làm ở Việt Nam thì mức tiền bỏ ra được khi lao động tại Nhật là cao hơn nhiều.
Thực tế, khi lao động tại Nhật, chúng ta cần xác định rằng mức lương nhận là mức lương cơ bản tối thiểu theo vùng, rơi vào từ 120.000 – 150.000 Yên và mức lương có thể tăng theo kỳ đến gần mức lương cơ bản của lao động Nhật Bản, nhưng tùy từng xí nghiệp có chế độ đãi ngộ, phát triển khác nhau.
Theo tỷ giá Yên Nhật và Việt Nam đồng hiện tại thì 1 Yên tương đương khoảng 180 đồng. Như vậy, khi làm việc tại Nhật Bản, mức lương của lao động Việt Nam rơi vào khoảng từ 21 triệu – 27 triệu đồng. Thức tế mức lương có thể cao hơn vì nhiều công ty Nhật có suy nghĩ rằng, trả với mức lương thấp anh đã hài lòng thì trả với mức cao hơn anh sẽ cố gắng hơn để làm tốt công việc.
Ngoài mức lương, lao động tại Nhật còn có khoản thu nhập khác khi làm thêm, thu nhập được tính theo giờ khoảng 650 yên/giờ đến 850 yên/ giờ.
Đừng bỏ lỡ: Những thông tin mới nhất về chương trình xuất khẩu lao đông Nhật Bản
Các khoản phí có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động khi làm việc tại Nhật Bản:
– Thuế thu nhập cá nhân: Được doanh nghiệp trừ trực tiếp vào tiền lương tháng của người lao động, mức thuế phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như ngành nghề, khu vực, …
– Bảo Hiểm: Thực tập sinh kỹ năng phải đóng 2-3 loại bảo hiểm, tổng khoảng từ 12.000-15.000 Yên/tháng. Được khám chữa bệnh định kỳ không mất phí, các vấn đề về sức khỏe có thể thông báo với công ty để được khám, điều trị. Sau khi hết hạn hợp đồng, thực tập sinh kỹ năng được nhận lại tiền trích từ bảo hiểm đã đóng gọi là tiền nenkin.
– Nội trú: là số tiền thuê nhà và đi lại bằng phương tiện công cộng, rơi vào khoảng 25.000 Yên/tháng
– Ăn uống: Ăn uống tại Nhật Bản khá đắt đỏ, cả tiền gas + điện + nước rơi vào khoảng 40.000 Yên/ tháng
Đó là ít nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập của lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là so với lao động Trung Quốc thì thu nhập của lao động Việt Nam vẫn cao hơn. Điều đó cho thấy Nhật Bản đánh giá chất lượng lao động Việt Nam cao hơn Trung Quốc, một phần cũng là quan hệ Nhật Bản – Việt Nam vẫn tốt từ nhiều năm nay.