JVNET.vn – Khi trở thành một thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, bạn luôn muốn mình thật hoàn hảo trong mắt mọi người. Tuy nhiên trong thực tế, một số thói quen xấu vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của một số bộ phận lao động người Việt. Những thói quen xấu đó có thể sẽ cản trở con đường tiến đến thành công của bạn. Vậy những thói quen xấu đó là gì? Hãy kiểm tra xem bản thân có bị mắc phải không? Từ đó nhanh chóng từ bỏ chúng.
Thói quen giờ “cao su”
Nội dung bài viết
Có lẽ cụm từ giờ “cao su” đã không còn là khái niệm xa lạ với người Việt Nam. Đây cũng được coi là căn bệnh chung của nhiều tầng lớp hiện nay hay mắc phải. Tuy nhiên, khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, người lao động phải từ bỏ ngay thói quen này (nếu có). Bởi hậu quả của thói quen giờ “cao su” không chỉ làm mất uy tín bản thân, để ấn tượng xấu cho người khác mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Thậm chí còn bị xí nghiệp tiếp nhận cho về nước trước hạn hợp đồng. Vì lý do ý thức kém, không tuân thủ nội quy, quy định tại công ty, xí nghiệp đang làm việc.
Có thể bạn chưa biết 4 thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021. Click TẠI ĐÂY
Để không phải gặp những hậu quả đáng tiếc, các bạn thực tập sinh cần phải đi làm đúng giờ, tuân thủ mọi nội quy, quy định tại nơi làm việc. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, khi có hẹn với ai đó, nên đến trước giờ hẹn khoảng 5-10 phút. Trường hợp vì lý do đặc biệt không thể đến địa điểm hẹn, bạn nên gọi điện thông báo trước.
Thói quen “tr.ộm c.ắp “
Theo cơ quan cảnh sát quốc gia tại Nhật Bản, số lượng người Việt phạm tội tr.ộm c.ắp ngày càng gia tăng. Hiện đang chiếm 40% số vụ tr.ộm c.ắp người nước ngoài tại Nhật Bản. Theo lực lượng an ninh tại Nhật thống kê, cứ 5 người ăn cắp thì có 1 người Việt Nam. Sản phẩm bị ăn cắp chủ yếu là sữa, thuốc, mỹ phẩm và các loại thực phẩm chức năng,…
Theo Luật hình sự tại Nhật Bản, thực tập sinh phạm tội tr.ộm c.ắp sẽ bị phạt tù, phạt tiền và trục xuất khỏi quốc gia Nhật Bản tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Không những vậy, hành vi tr.ộm c.ắp còn ảnh hưởng đến uy tín của các Doanh nghiệp XKLĐ, làm xấu hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt còn ảnh hưởng đến cơ hội đi XKLĐ sang Nhật Bản của thế hệ đi sau và cuộc sống hiện tại của những người Việt chân chính đang sống trên đất nước Nhật.
Xem ngay: Phạm tội tr.ộm c.ắp tại Nhật Bản bị xử phạt như thế nào?
Như vậy, bạn đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi cơ hội làm việc tại Nhật Bản. Hãy sống trung thực và tuân thủ luật pháp Nhật Bản.
Thói quen xả rác bừa bãi
Tại Nhật, xả rác bừa bãi bị coi hành vi bất lịch sự và nhận sự kỳ thị của người xung quanh. Thậm chí còn phải nộp phạt nếu mức độ vi phạm nặng. Người Nhật rất khắt khe trong việc vứt rác. Chính vì vậy, trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, các bạn thực tập sinh cần phải tuân thủ nguyên tắc vứt rác tại Nhật.
Nguyên tắc vứt rác tại Nhật Bản gồm:
+ Phân loại rác trước khi bỏ vào thùng: Tại Nhật, rác được phân ra thành các loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái chế, rác có hại và rác cồng kềnh.
+ Tuân thủ giờ giấc vứt rác tại nơi cư trú
+ Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng
Trốn vé tàu
Tại Nhật Bản, hệ thống thu vé các phương tiện công cộng hoàn toàn tự động. Nếu bạn muốn đến một địa điểm nào đó thì mua vé theo lịch trình định sẵn. Các bến phương tiện công cộng không có nhân viên soát vé và tỷ lệ kiểm tra vé rất thấp. Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và theo tính tự giác. Lợi dụng lỗ hổng này mà một số bạn thực tập sinh đã trốn vé tàu. Đây là hành vi đáng lên án và cần phải từ bỏ ngay.
Trốn vé tàu giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Nhưng khi bị phát hiện, bạn buộc phải về nước trước hạn hợp đồng quy định. Do vậy, đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi cơ hội tiếp tục làm việc tại Nhật Bản.
Nói chuyện to
Khi tham gia các phương tiện công cộng ở Nhật Bản, bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, chơi điện tử,… thậm chí là có thể ngủ. Tất cả việc làm đó đều diễn ra trong im lặng, không làm phiền đến không gian riêng của người khác. Tuy nhiên, một số bạn người Việt vẫn giữ thói quen để chuông điện thoại to, buôn chuyện điện thoại hoặc với người đi cùng làm khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu, phiền phức.
Đặc biệt, một số thực tập sinh còn tổ chức ăn uống, hát hò tại nơi ở vào đêm muộn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của hàng xóm. Tình trạng đó chỉ chấm dứt khi bị cơ quan quản lý nhắc nhở.
Trên đây là 5 thói quen xấu mà người lao động Việt thường mắc phải. Nếu bạn có một trong những thói quen tật xấu nêu trên, hãy cố gắng thay đổi để dễ dàng thích nghi với cuộc sống và môi trường làm việc mới tại Nhật Bản. Đừng để khi mọi chuyện lớn rồi thì mọi sự cố gắng thay đổi của bạn đều vô ích.