Ngày nay, nhu cầu gửi hàng hóa về nước của các bạn thực tập sinh ngày càng tăng. Đặc biệt tại đất nước phát triển như Nhật Bản lại càng có nhiều hình thức vận chuyển khác nhau để lựa chọn. Nếu bạn chưa biết nên chọn dịch vụ chuyển hàng từ Nhật Bản về Việt Nam nào giá cả phải chăng và uy tín hãy tham khảo bài viết dưới đây của JVNET.
Gửi qua bưu điện EMS
Nội dung bài viết
Dịch vụ chuyển phát qua bưu điện EMS (Express Mail Services) chắc hẳn không còn quá xa lạ với các bạn thực tập sinh tại Nhật. Đây là một loại dịch vụ phổ biến chuyên nhận ký gửi và vận chuyển các loại bưu phẩm, hàng hóa đến hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trên khắp thế giới ngày nay. Bởi gửi hàng qua đường bưu điện có mức độ ưu tiên cao và tốc độ nhanh nhất. Do đó thực tập sinh chỉ mất khoảng 2-5 ngày là sẽ nhận được đồ.
Hàng hóa ký gửi qua EMS yêu cầu cân nặng không vượt quá 30kg. Về kích thước hàng gửi có chiều dài, chiều rộng, chiều cao không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài + chu vi lớn nhất không vượt quá 3m.
Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ của EMS là thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giao hàng tận nơi và giá thành cũng phải chăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó dịch vụ này cũng có một vài nhược điểm như giới hạn nhiều mặt hàng ký gửi như nước hoa và mỹ phẩm có độ cồn lớn hơn 24%,…
Dịch vụ vận chuyển đồ đường biển
Dịch vụ vận chuyển này cũng có những yêu cầu về kích thước, cân nặng như dịch vụ của EMS. Ưu điểm chính của nó là có chi phí rẻ nhất trong mọi hình thức vận chuyển nếu bạn gửi với hàng hóa số lượng lớn. Do lượng tàu biển không đông đúc như các phương tiện khác nên tình trạng thất lạc hàng xảy ra ít hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển đường biển vẫn có một vài nhược điểm nhất định. Ví dụ như thời gian vận chuyển của nó khá lâu, thậm chí khoảng 1-3 tháng. Thực tập sinh cũng không thể kiểm tra quá trình di chuyển của hàng hóa đang đến đâu. Bên cạnh đó người nhận sống tại khu vực nông thôn, tỉnh lẻ sẽ khó khăn hơn trong việc nhận hàng vì phạm vi dịch vụ không đủ rộng.
Do đó, hình thức vận chuyển này không thích hợp đối với các loại giấy tờ quan trọng cần gửi nhanh hay những thực phẩm thời hạn sử dụng ngắn,…
>>> Cẩm nang cho thực tập sinh: Chuẩn bị hành lý đi Nhật làm việc
Gửi qua đường hàng không
Gửi qua đường hàng không cũng là một trong những hình thức vận chuyển khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của hình thức vận chuyển này chính là tốc độ vận chuyển khá nhanh, chỉ mất khoảng từ 3 đến 6 ngày. Thêm vào đó thủ tục đăng ký gửi hàng cũng không phức tạp, tương tự như hình thức vận chuyển bằng đường biển.
Tuy nhiên, mặt hạn chế khi gửi hàng qua đường hàng không là phí dịch vụ cao do vận chuyển bằng máy bay. Bên cạnh đó, vận chuyển qua đường hàng không có quy định nghiêm ngặt về hàng hóa hơn so với đường bộ, đường biển. Điều này nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Do vậy, hình thức vận chuyển này sẽ phù hợp với những hàng hóa nhẹ, có giá trị cao, cần nhận gấp.
Gửi qua đường hàng không tiết kiệm (SAL)
Hình thức gửi hàng SAL cũng là dạng vận chuyển qua đường hàng không nhưng chi phí rẻ và tốc độ nhận hàng chậm hơn. Dịch vụ vận chuyển này sẽ sử dụng không gian trống còn lại trên các chuyến bay của máy bay thương mại.
Gửi hàng qua phương thức SAL cũng có quy định tương tự về kích thước và trọng lượng hàng hóa ký gửi như các hình thức trên. Thời gian vận chuyển của SAL không qua lâu mất khoảng từ 6 đến 13 ngày.
Khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam cần lưu ý điều gì?
Chắc chắn khi gửi hàng quốc tế, an ninh sẽ khắt khe hơn nhiều so với trong nước. Vì vậy thực tập sinh cần nắm rõ được những nội quy và lưu ý về những mặt hàng không được phép gửi sang nước ngoài. Dưới đây là một số mặt hàng bị cấm vận chuyển qua đường hàng không, SAL, EMS mà bạn có thể tham khảo.
- Thực phẩm tươi sống, đông lạnh, đồ hóa chất hoặc đồ điện tử có dung lượng pin lớn,…
- Các vật chứa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, các thiết bị báo động, pin ắc quy,…
- Sản phẩm chứa cồn hoặc các chất lỏng dễ cháy, các loại chất rắn, vật liệu, hóa chất dễ cháy. Lưu ý về nồng độ cồn trong những sản phẩm như nước hoa hay kem chống nắng và các loại mỹ phẩm.
- Đồ đạc có giá trị lớn như vàng bạc, trang sức quý, phiếu chứng khoán, …
- Ma túy, chất gây nghiện, chất kích thích là những mặt hàng bị nghiêm cấm vận chuyển bằng mọi hình thức
>>> Thực tập sinh cần biết: LƯU Ý quan trọng khi mang đồ sang Nhật
Ngoài ra có một số mẹo gửi đồ thực tập sinh cần biết như:
- Nếu gửi thuốc về nên bọc kỹ bằng túi chống sốc hoặc lót lớp xốp mỏng bên trong
- Nhớ in hóa đơn tất cả các mặt hàng có trong thùng và bỏ vào trong, để khi qua hải quan sẽ không bị mất thêm một lần tiền thuế và cũng để đảm bảo hàng của bạn có nguồn gốc rõ ràng.
- Bên ngoài thùng giấy ghi thông tin người nhận bao gồm Tên – Số điện thoại – Địa chỉ. Để chắc ăn hơn có thể ghi kèm 2 số điện thoại.
- Trường hợp gửi bằng đường biển nên sử dụng giấy đóng hàng dày hơn bình thường hoặc bọc hàng nhiều lớp để tránh thùng hàng bị thủng hoặc rách trong lúc vận chuyển
- Những hàng hóa lớn như đồ điện gia dụng, đồ nội thất,… để tránh va đập và hỏng hóc nên được bọc bằng những vật liệu lót cẩn thận
Tùy theo số lượng hàng hóa cần gửi nhiều hay ít, và nhu cầu nhận hàng có gấp hay không mà thực tập sinh có thể lựa chọn được dịch vụ chuyển hàng từ Nhật Bản về Việt Nam như trên cho phù hợp. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích tại đất nước mặt trời mọc.