Hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp sẽ đi về đâu?

member1

Câu chuyện cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đang trở lên đáng lo ngại tại nước ta trong những năm gần đây. Tình trạng cử nhân ra trường đi bán trà đá, giao hàng, phụ hồ… đã là chuyện không xa lạ tại Việt Nam. Khi đi nộp hồ sơ xin việc, họ phải dấu đi tấm bằng đại học để được tuyển dụng vào lực lượng lao động phổ thông.

Theo thống kê của Quý 1/2016, cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là con số báo động mạnh mà nhiều chuyên gia đã phản ánh. Câu hỏi đặt ra là tại sao ngày càng có nhiều người có trình độ cao không tìm được việc làm? Đâu sẽ là giải pháp cho tình trạng thất nghiệp của cử nhân, thạc sĩ hiện nay.  Đi du học, xuất khẩu lao động có phải là con đường đổi đời cho các bạn trẻ?

cu-nhan-thac-si-that-nghiep-se-di-ve-dau
Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp sẽ đi về đâu?

Vì sao ngày càng nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?

Trung bình mỗi năm nước ta cho ra lò 400.000 cử nhân, gấp hơn chục lần nhu cầu của thị trường. Điều đáng buồn hơn nữa là số lượng đào tạo lại tỷ lệ nghịch với chất lượng đầu ra. Một số nguyên nhân khác có thể được kể tới là tình trạng cử nhân yếu kém về chuyên môn, kỹ năng cần thiết. Trung bình cứ 10 cử nhân thì có tới 6 người thiếu kỹ năng và tiếng Anh, 4 người thiếu kiến thức chuyên môn.

Nhiều bạn sinh viên có kiến thức chuyên môn tốt thì lại quá yếu kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết cho công việc. Một số bạn trẻ cho rằng chỉ cần giỏi chuyên môn là không lo thất nghiệp nên đổ xô đi học các khóa học về ngoại ngữ, tin học, các chứng chỉ, bằng cấp; nhưng lại không mặn mà với việc trau dồi các kỹ năng cần thiết cho công việc. Hơn nữa, hiện nay còn có khá nhiều bạn trẻ không có việc làm, hoặc xin được việc nhưng sau đó lại mất việc do thiếu thái độ đúng đắn trong công việc.

tin tức xklđ Nhật BảnXem ngay: XKLĐ Nhật Bản – Cơ hội mở rộng tương lai 

Các bạn trẻ cần làm gì để không thất nghiệp?

Để giải quyết tình trạng thất nghiệp của cử nhân, thạc sĩ thì nhiều nhà tuyển dụng cho rằng giáo dục nên gắn liền với thực tế. Nên có nhiều hơn nữa sự gắn kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, để có thể chọn lọc và hướng dẫn nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho các em làm quen với môi trường làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Hơn nữa, ngay từ bước xác định chọn trường, chọn nghề cũng cần hết sức chính xác, tránh việc học một đằng, ra làm một nẻo, gây sự lãng phí lớn cho gia đình và xã hội.

cu-nhan-thac-si-that-nghiep-di-ve-dau

Đưa cử nhân, thạc sĩ đi xuất khẩu lao động

Gần đây, Bộ đã có những đề án đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang Hàn Quốc. Mặc dù vậy, số lượng lao động đi theo những chương trình này còn rất hạn chế.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói rõ, Bộ đang giao cho Cục quản lý lao động ngoài nước xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn đi làm việc ở nước ngoài” để trình chính phủ. Theo đó, Đề án này sẽ hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn cao ở một số ngành như điều dưỡng, hộ lý, kỹ sư cơ khí, CNTT… sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức. Đây được xem là hướng đi cho lao động có trình độ đại học, cao đẳng đang thất nghiệp có cơ hội tham gia chương trình xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

Là trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn trong những năm gần đây, thị trường lao động Nhật Bản có sức hút người lao động bởi mức lương cao, môi trường làm việc lý tưởng, chế độ phúc lợi tốt và hành lang pháp lý bảo vệ người lao động chặt chẽ.

Đi thực tập sinh kỹ năng là chương trình phổ biến nhất hiện nay dành cho lao động nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản. Người lao động đi theo chương trình này sẽ được Luật lao động của Nhật Bản đảm bảo về các chế độ lương theo quy định của chính phủ Nhật Bản. Thực tập sinh được trả theo mức lương dành cho lao động phổ thông, do vậy mức lương sẽ không phân biệt theo ngành nghề như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp…

Hiện nay, mức lương cơ bản của TTS khoảng 120.000 đến 150.000 yên/tháng, tương đương với 24.000.000 đến 30.000.000 đồng/tháng. Đây là mức lương chưa tính làm thêm hoặc các chỉ số phụ khác.

Hơn nữa, sang Nhật Bản làm việc bạn còn có cơ hội được học hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, được trau dồi thêm vốn tiếng Nhật. Mở ra nhiều cơ hội khi bạn về nước.

Chắc chắn rằng nếu bạn thử một lần đến đất nước Nhật Bản, bạn sẽ còn được học hỏi nhiều hơn nữa từ một đất nước mà kỷ luật rất nghiêm khắc, trau dồi cho mình thêm nhiều kỹ năng làm việc sau khi về nước.

Tại sao bạn không tự mở rộng cơ hội cho mình?


Bài viết liên quan