Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, TTS phải nộp khá nhiều các loại thuế khác nhau. Việc giảm thuế cho thực tập sinh bằng chứng nhận nuôi dưỡng là một trong những cách hoàn thuế, giúp các bạn đỡ đi một khoản nhất định. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều bạn hiểu rõ về cách giảm thuế này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về nội dung này.
Thực tập sinh Nhật Bản phải đóng các loại thuế nào?
Nội dung bài viết
Các loại thuế mà thực tập sinh phải nộp khi làm việc tại Nhật Bản bao gồm:
– Thuế thị dân (thuế của thành phố)
– Thuế huyện dân (thuế của tỉnh/huyện nơi thực tập sinh làm việc)
– Thuế thu nhập (nếu tổng thu nhập 1 năm dưới 103 man sẽ không phải nộp loại thuế này)
Thuế thị dân và thuế huyện dân hay còn gọi là thuế cư trú, là khoản tiền mà các cá nhân sống tại địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương để góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội ở nơi mình cư trú như giáo dục, thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy… Đây là khoản thuế mà tất cả các cá nhân có thu nhập trong một năm vượt trên mức giới hạn quy định (1 triệu yên/năm) đều phải nộp.
Bất kể cá nhân đó là sinh viên, người đi làm hay người nước ngoài… Do thuế thị dân quy định mức đóng dựa trên tổng thu nhập của năm trước nên khi các bạn mới sang Nhật sẽ không phải nộp thuế thị dân, huyện dân vì năm trước thu nhập tại Nhật bằng 0.
Đừng bỏ lỡ: Thông tin mới nhất về chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế bạn phải nộp khi bạn đi làm với mức lương vượt qua một hạn mức nào đó. Có nhiều bạn sau khi đọc xong dòng “nếu tổng thu nhập 1 năm dưới 103 man sẽ không cần phải nộp thuế này” sẽ nhẩm tính ngay xem mình có phải nộp thuế không.
Các bạn không cần tính, chắc chắn các bạn là thực tập sinh thì các bạn phải nộp loại thuế này. Tổng thu nhập 103 man/năm tính ra mỗi tháng các bạn sẽ có thu nhập khoảng 8,5 man. Mức lương cơ bản tại Nhật Bản hiện tại sẽ từ 26-32 triệu đồng, tức là chắc chắn sẽ hơn con số 8,5 man. Vì thế các bạn thực tập sinh đừng quên nộp thuế nhé. Còn bạn muốn giảm thuế hãy xem mình có đủ điều kiện để giảm thuế không.
Cách tính thuế khá phức tạp và ngay cả những người đã từng làm việc ở Nhật cũng khá mông lung. Các bạn chỉ cần hiểu rằng, căn cứ vào tổng thu nhập của thực tập sinh trong 1 năm sẽ có mức đóng thuế khác nhau. Cả 3 loại thuế trên đều được tính dựa theo tổng thu nhập một năm của thực tập sinh.
Ngoài các loại thuế trên, thực tập sinh còn phải đóng bảo hiểm bắt buộc do chính phủ Nhật Bản quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm lương hưu. Bắt buộc phải nộp nhưng là bảo hiểm nên nó không phải là thuế.
Xem thêm: QUY TRÌNH thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản CHUẨN nhất
Giảm thuế bằng chứng nhận nuôi dưỡng
Thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc chắn sẽ phải nộp thuế và nếu muốn giảm thuế thì các bạn cần chứng minh bạn đủ các điều kiện để được giảm thuế. Một trong những cách giảm thuế chính là chứng minh rằng bản thân bạn đang nuôi dưỡng (cấp dưỡng) cho người thân ở Việt Nam. Để chứng minh nuôi dưỡng bạn cần phải chứng minh rằng hàng tháng đều gửi tiền về cho người nhà ở Việt Nam để cấp dưỡng. Ví dụ như bạn gửi tiền cho bố mẹ, gửi tiền về nuôi em ăn học, gửi tiền chu cấp cho anh trai, chị gái…
Có một vài điểm cần chú ý khi bạn làm chứng nhận cấp dưỡng
– Phải gửi tiền đứng tên người phụng dưỡng (phải có hóa đơn ghi rõ tên người nhận đúng theo trong bản đăng ký phụng dưỡng)
– Con nhỏ là đối tượng phụng dưỡng nhưng lại không phải là đối tượng hoàn thuế do còn nhỏ không mở được tài khoản. Nếu các cháu trên 16 tuổi thì bắt đầu được tính giảm.
– Không quy định một năm phải gửi bao nhiêu tiền hay bao nhiêu lần nhưng bạn không nên để bên thuế nghi ngờ nếu 1 năm chỉ gửi về cho bố mẹ vài triệu tiêu vặt là không được.
– Có chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng.
– Không quy định số người phụng dưỡng
– Hình thức chuyển tiền là phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thẻ SBT, thẻ DCOM.
Thủ tục hoàn thuế bằng chứng nhận nuôi dưỡng
Thủ tục hoàn thuế bằng chứng nhận nuôi dưỡng không phức tạp. Thông thường các công ty phái cử sẽ hỗ trợ bạn làm các giấy tờ chứng nhận nuôi dưỡng để hoàn thuế, nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Một số giấy tờ các bạn cần chuẩn bị để làm chứng nhận nuôi dưỡng như sau:
1. Bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân
2. Giấy khai sinh của thực tập sinh
3. Đăng ký kết hôn của thực tập sinh nếu có
4. Hộ khẩu có tên thực tập sinh và những thành viên trong bảng kê khai xác nhận quan hệ nhân thân
5.Chứng minh thư của thực tập sinh và những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân.
Tất cả các giấy tờ trên các bạn gửi cho công ty phái cử để được hỗ trợ làm chứng nhận nuôi dưỡng. Sẽ hơi mất công nhưng số tiền các bạn được miễn giảm sau 3 năm lại khá nhiều và rất đáng để làm nên các bạn đừng bỏ qua nhé.