JVNET.vn – Theo số liệu được công bố từ Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 92.671 lao động. Với con số này, dự đoán trong năm 2017 xuất khẩu lao động nước nhà sẽ vượt chỉ tiêu đề ra.
Theo Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Việt Nam có kế hoạch đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường trọng điểm. Ngoài ra, nhiều thị trường mới như Thái Lan, Úc… sẽ được triển khai khi các hiệp định và thỏa thuận về hợp tác lao động được ký kết.
Nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017 đã đặt hơn 88,26% kế hoạch đề ra của năm 2017 và bằng 105,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, năm 2017 xuất khẩu lao động nước nhà sẽ vượt chỉ tiêu đề ra của năm.
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 09 năm 2017 là 13.733 lao động. Gồm các thị trường: Đài Loan: 7.393 lao động, Nhật Bản: 5.025 lao động, Ả rập – Xê út: 219 lao động, Hàn Quốc: 476 lao động, Malaysia: 229 lao động, Algeria: 106 lao động, Israel: 104 lao động, Rumania: 91 lao động và các thị trường khác.
Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác lao động ngoài nước để đạt mục tiêu đề ra, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho Người lao động. Bộ lao động Thương binh và Xã hội cũng luôn chú ý nâng cao chất lượng người lao động bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo lao động, chú ý hơn nữa đến mô hình, nội dung, phương pháp đào tạo có thể sử dụng cho lao động trong nước.
Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần duy trì sự cạnh tranh lành mạnh để khắc phục tiêu cực, công khai minh bạch các hoạt động, thông tin và cơ chế hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Để cạnh tranh lành mạnh, cần công khai hóa thông tin, có cơ quan tiếp nhận người lao động và thẩm định, xử lý những khúc mắc của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động cùng biết. Cần phải dùng chính cơ chế thị trường để duy trì cạnh tranh lành mạnh.