Giao tiếp là quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin, tư tưởng và tình cảm giữa các cá nhân hoặc nhóm người. Là sợi dây kết nối mối quan hệ giữa chúng ta với người xung quanh và có thể ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ.
Nhật Bản và Việt Nam tuy đều là các nước phương Đông nhưng trong văn hóa giao tiếp thì có nhiều khác biệt. Do đó, đối với các bạn chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể bắt đầu hành trình làm việc của mình thuận lợi nhất.
Văn hóa cúi chào
Nội dung bài viết
Một nét đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật được cả thế giới ca ngợi chính là cúi chào. Đây là quy tắc bất thành văn của người Nhật, “người dưới” bao giờ cũng phải cúi chào “người trên” trước. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi, cấp trên, bạn phải cúi chào sâu 90 độ, còn với bạn bè cùng trang lứa thì bạn có thể cúi chào 30 độ.
Giao tiếp bằng mắt
Trong giao tiếp, người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối diện khi đối thoại. Người Nhật khi giao tiếp thường nhìn vào một vật trung gian khác như cuốn sách, lọ hoa… hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Lý do là, theo quan niệm của người Nhật, nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi đang nói chuyện được coi là thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Xem thêm: 6 đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
Hạn chế tiếp xúc cơ thể
Đối với người Việt Nam hay các nước phương Tây, thì việc bắt tay, vỗ vai được coi là cách chào hỏi thân thiện nhất. Tuy nhiên, trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, khoảng cách trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Bạn chỉ cần cúi chào và mỉm cười vui vẻ cũng đủ thể hiện sự tôn trọng mà rất an toàn.
Chú ý đến trang phục
Trang phục thể hiện sự tôn trọng của người mặc với người đối diện, vì thế bạn hãy ra ngoài với bộ trang phục gọn gàng và lịch sự.
Kiềm chế cảm xúc của bản thân
Trong văn hóa giao tiếp, người Nhật chú trọng làm sao để người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không muốn làm người khác bị ảnh hưởng bởi cảm xúc riêng của mình. Vì thế, bạn cũng nên cố gắng tiết chế cảm xúc của mình, luôn mỉm cười vui vẻ cũng là một cách ghi điểm và tôn trọng người đối diện.
Nói lời cảm ơn
Sau cuộc giao tiếp hay sau những lời mời từ người Nhật, bạn nên dành cho họ những lời cảm ơn thật chân thành.
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, có khá nhiều quy tắc cầu kỳ và phức tạp. Có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là những nét đặc trưng của người Nhật, là cơ sở để đánh giá người đối diện. Chính vì vậy, để tạo được lòng tin và sự quý mến khi sinh sống trên đất nước mặt trời mọc, bạn hãy cố gắng cư xử đúng mực theo đúng văn hóa Nhật Bản nhé.