Xuất khẩu lao động Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Số lượng lao động sang Nhật Bản làm việc năm 2016 là 40.000 người, 7 tháng đầu năm 2017 là 27.743 người và dự đoán trong năm 2018 sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn là vấn đề mà người lao động quan tâm hàng đầu, bởi lẽ đa số người lao động đều xuất phát từ các vùng nông thôn của Việt Nam. Vậy chi phí đi Nhật thực tế là bao nhiêu? Gồm những khoản tiền gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.
Chi phí khám sức khỏe
Nội dung bài viết
Người lao động cần phải đáp ứng được điều kiện về sức khỏe thì mới có thể sang Nhật Bản làm việc. Mức phí khám sức khỏe hiện nay khoảng 700.000 VNĐ và người lao động nên đến khám tại các bệnh viện đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài như bệnh viện Tràng An, Bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Giao thông Vận tải…
Xem thêm: Tiêu chuẩn ĐIỀU KIỆN SỨC KHỎE ĐI NHẬT mới nhất
Chi phí dịch vụ
Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo thông tư liên tịch số 16 của Bộ lao động Thương binh & Xã hội và Bộ tài chính, quy định các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động được phép thu không quá 1 tháng lương cơ bản cho phí dịch vụ mỗi năm làm việc. Tiền lương để tính phí không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản tiền trợ cấp khác.
Đặc biệt, tiền dịch vụ không áp dụng với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
Chi phí đào tạo tiếng Nhật trước và sau khi trúng tuyển
Học tiếng Nhật là điều kiện bắt buộc khi sang Nhật Bản làm việc. Các công ty Nhật Bản yêu cầu người lao động phải có trình độ tương đương N5 để giao tiếp cơ bản, phục vụ cho quá trình làm việc.
Chi phí đào tạo tay nghề (nếu có)
Một số đơn hàng yêu cầu bạn phải có kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng đủ tiêu chuẩn khi làm việc tại xí nghiệp Nhật Bản. Thông thường chi phí đào tạo tay nghề ở một số đơn hàng sẽ khác nhau.
Tiền đặt cọc chống trốn
Trong những năm trước đây, rất nhiều công ty yêu cầu người lao động nộp thêm tiền đặt cọc để đảm bảo lao động sẽ hoàn thành hợp đồng, không bỏ trốn trong quá trình làm việc tại Nhật Bản.
Nhưng đến năm 2018, các doanh nghiệp sẽ không được phép thu tiền đặt cọc của người lao động- Đây là nội dung trong bản Ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập kỹ năng (MOC) giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ lao động, Y tế, Phúc lợi Nhật Bản ký ngày 6/6/2017.
Như vậy, với việc bỏ khoản tiền đặt cọc sẽ giúp chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản giảm đáng kể.
Lựa chọn công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động lại áp dụng một mức phí khác nhau dựa trên quy định của thông tư 16. Bên cạnh những doanh nghiệp uy tín thì cũng có rất nhiều các công ty ảo, hoạt động không được cấp phép, lừa đảo chiếm đoạt tiền của người lao động.
Trải qua hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Công ty JVNET luôn khẳng định uy tín, thương hiệu bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, thuận lợi nhất cho Người lao động. JVNET đã từng bước khẳng định vị thế và vai trò của mình với sứ mệnh đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc.
Người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể liên hệ trực tiếp với JVNET qua số hotline 0989 501 009 để được tư vấn tiết về chi phí và các đơn hàng phù hợp.