Dự thảo quy định về phí dịch vụ khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

member1

Phí dịch vụ theo quy định khi đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản là không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm (không được thu thêm mức phí dịch vụ với thời gian thực tập sinh được chuyển sang thực tập năm thứ tư và năm thứ năm) và không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm.

Dự thảo về phí dịch vụ đi Nhật

Nghiêm cấm các hành vi thu tiền trước

Đây là nội dung trong dự thảo hướng dẫn việc tham gia cung ứng lao động của các doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các điều kiện để đưa lao động đi làm việc tại một số thị trường, trong đó có Nhật Bản đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) lấy ý kiến góp ý.

Theo dự thảo này, hợp đồng phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng với Nghiệp đoàn tiếp nhận phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:
– Thời gian làm việc không vượt quá 8h/ngày và 40 giờ/tuần.
– Mức trợ cấp đào tạo và thực tập kỹ thuật trong thời gian đào tạo: tối thiểu là 30.000 yên/tháng (đối với trường hợp được miễn phí các bữa ăn) và tối thiểu là 50.000 yên/tháng (đối với trường hợp không được miễn phí các bữa ăn).

Doanh nghiệp chỉ được thu các khoản phí theo quy định sau khi thực tập sinh đã được phía Nhật Bản cấp tư cách lưu trú và doanh nghiệp đã ký hợp đồng đưa thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản. Bộ LĐTB&XH nghiêm cấm các hành vi thu tiền trước dưới mọi hình thức đối với thực tập sinh.

Về chi phí hợp đồng dịch vụ

Theo dự thảo, hợp đồng dịch vụ đưa thực tập sinh sang Nhật Bản phải đảm bảo tuân thủ quy định về chi phí như sau: Phí dịch vụ theo quy định với mức không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm; không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm. Người lao động tự chịu chi phí liên quan tới hộ chiếu, visa, lý lịch tư pháp (nếu có yêu cầu).

Hộ chiếu đi Nhật

Về điều kiện về nhà ở

Mức khấu trừ chi phí nhà ở (không áp dụng đối với thời gian đào tạo) từ tiền lương hàng tháng của thực tập sinh theo thực tế. Nhưng không vượt quá 20.000 yên/người/tháng; đối với các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kyoto, Nagoya mức khấu trừ không vượt quá 30.000 yên/người/tháng.

Về chi phí đi lại: Thực tập sinh được tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản chi trả vé máy bay tới Nhật Bản và trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp phái cử có trách nhiệm đàm phán với các tổ chức tiếp nhận để mua bảo hiểm tổng hợp thực tập sinh người nước ngoài cho thực tập sinh trong suốt thời gian thực tập tại Nhật Bản. Dự thảo cũng nêu rõ, tổ chức tiếp nhận chi trả cho doanh nghiệp phái cử chi phí đào tạo tại Việt Nam với mức tối thiểu là 15.000 yên/người.

trọn gói chi phí đi Nhật Xem thêm: Trọn gói chi phí đi Nhật làm việc là bao nhiêu? 

Về tiền ký quỹ

Cũng theo Dự thảo này, doanh nghiệp chỉ được phép ký quỹ đối với thực tập sinh nếu luật pháp của Nhật Bản cho phép, tuyệt đối không thu các khoản phí trái với luật pháp của Nhật Bản liên quan tới Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng.

Phải đào tạo cho lao động trước khi xuất cảnh

Theo Dự thảo này, doanh nghiệp phái cử phải tổ chức đào tạo tiếng Nhật với thời lượng tối thiểu 520 tiết, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho thực tập sinh theo quy định và cấp chứng chỉ cho thực tập sinh trước khi đi. Tài liệu liên quan đến công tác đào tạo cho lao động trước khi xuất cảnh phải được lưu giữ đầy đủ trong hồ sơ lưu của thực tập sinh tại doanh nghiệp cho tới khi thực tập sinh về nước và thanh lý hợp đồng.

Giáo viên tiếng Nhật

Đối với doanh nghiệp dịch vụ cung ứng thực tập sinh sang Nhật Bản, có tối thiểu 1 cán bộ chuyên trách thị trường và 1 cán bộ chuyên trách quản lý lao động. Các cán bộ chuyên trách này cần có chứng chỉ tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương.

Ngoài ra, có tối thiểu 1 cán bộ chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản. Đối với doanh nghiệp đã đưa trên 200 thực tập sinh đi thực tập tại Nhật Bản cần bố trí cán bộ đại diện để quản lý, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Cán bộ đại diện phải đăng ký địa chỉ, số điện thoại liên lạc và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

 


Bài viết liên quan