Chi phí chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi quyết định sang Nhật học tập và làm việc. Có người đi Nhật tốn hàng trăm triệu đồng, nhưng cũng có người chỉ mất chục triệu. Tại sao có sự chênh lệch lớn như vậy? Câu trả lời nằm ở loại visa mà bạn lựa chọn. Hãy cùng so sánh chi phí đi Nhật theo từng loại visa để các bạn dễ dàng lựa chọn hướng đi phù hợp với khả năng tài chính.

Các loại Visa đi Nhật phổ biến
Nội dung bài viết
Các loại visa đi Nhật phổ biến hiện nay bao gồm: visa TTS kỹ năng, visa đặc định, visa kỹ sư và visa du học. Mỗi loại visa đều mang mục đích khác nhau, phù hợp với từng đối tượng và mục tiêu nghề nghiệp.
Visa thực tập sinh kỹ năng
Visa TTS kỹ năng là loại visa dành cho người lao động sang Nhật làm việc, nâng cao tay nghề và kỹ thuật chuyên môn. Từ đó ứng dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu vào phát triển kinh tế nước nhà sau khi về nước.
Nhìn chung, đối tượng tham gia visa TTS kỹ năng bao gồm: lao động nam/nữ độ tuổi 18-35, sức khỏe tốt, trình độ tốt nghiệp THCS trở lên,…
Thông thường, thời gian làm việc theo diện visa TTS kỹ năng kéo dài 1 đến 3 năm, tùy theo hợp đồng và ngành nghề. Sau khi hoàn thành chương trình, nếu đáp ứng đủ điều kiện, các bạn có thể gia hạn thêm 2 năm hoặc chuyển sang visa đặc định loại 1 tiếp tục làm việc lâu dài ở Nhật.
>> Cập nhật mức chi phí đi Nhật diện thực tập sinh kỹ năng là bao nhiêu?
Visa đặc định
Visa kỹ năng đặc định là visa mới do Chính phủ Nhật cấp cho lao động nước ngoài có tay nghề và kỹ năng phù hợp làm việc lâu dài tại Nhật trong các ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực. Sở hữu visa này, các bạn được làm việc dài hạn ở Nhật và hưởng mức lương cùng chế độ đãi ngộ siêu hấp dẫn.
Đối tượng tham gia chương trình visa kỹ năng đặc định cụ thể như sau:
– Lao động Việt được phái cử bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức có giấy phép của Bộ LĐTBXH đưa lao động kỹ năng đặc định sang Nhật làm việc.
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở Nhật và được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp:
- TTS kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc 3 và những người được miễn kỳ thi kỹ năng tay nghề, tiếng Nhật.
- Du học sinh tại Nhật tốt nghiệp tối thiểu chương trình đào tạo 2 năm và đỗ các kỳ thi đánh giá kỹ năng, tiếng Nhật.
Hiện nay, visa kỹ năng đặc định bao gồm 2 loại phổ biến: visa kỹ năng đặc định số 1 (thời hạn lưu trú tối đa 5 năm) và visa kỹ năng đặc định số 2 (thời hạn lưu trú tại Nhật là 5 năm và không giới hạn số lần gia hạn).
>> Xem ngay: Thông tin mới nhất về chương trình visa kỹ năng đặc định 2025
Visa du học
Visa du học Nhật Bản là loại visa cấp cho đối tượng có nguyện vọng sang Nhật học tập dài hạn tại các cơ sở giáo dục hợp pháp. Người có visa này được phép lưu trú ở Nhật trong suốt thời gian học và làm thêm theo quy định để hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Thời hạn học tập theo diện visa du học Nhật tùy thuộc vào chương trình đào tạo, thường dao động 4 đến 5 năm.
Đối tượng tham gia visa du học ở Nhật là học sinh tốt nghiệp THPT, sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học,… Bên cạnh đó, các bạn cần đảm bảo yêu cầu về trình độ học vấn, tiếng Nhật tối thiểu N5, tài chính và sức khỏe.
Visa kỹ sư
Visa kỹ sư là visa lao động dành cho những bạn trình độ chuyên môn cao, bằng cấp cao đẳng trở lên và phù hợp ngành nghề làm việc tại Nhật. Theo đó, đối tượng tham gia visa kỹ sư Nhật Bản cần đảm bảo một vài điều kiện như sau:
– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc sau đại học
– Ngành học phù hợp với công việc bên Nhật
– Trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4
– Sức khỏe tốt, không vi phạm pháp luật và đủ điều kiện xuất cảnh
Thực tế, visa kỹ sư thời hạn lưu trú từ 1 đến 5 năm và có thể gia hạn nhiều lần. Đặc biệt không giới hạn thời gian làm việc nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện và được công ty bên Nhật tiếp tục tuyển dụng.
>> Tìm hiểu chi tiết về chương trình kỹ sư Nhật Bản
So sánh chi phí đi Nhật Bản theo từng loại Visa
Trên thực tế, mỗi loại visa quy định khác nhau về thời gian đào tạo, điều kiện tham gia. Do đó, chi phí sang Nhật cũng có sự chênh lệch đáng kể.
+ Visa TTS kỹ năng
Chi phí đi Nhật diện TTS kỹ năng khá hợp lý, chỉ từ 35 triệu đồng. Bao gồm các khoản tiền như: khám sức khỏe, học nguồn, phí dịch vụ, học tiếng Nhật,… Nhìn chung, chi phí cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề, thời hạn hợp đồng và công ty tư vấn.
+ Visa kỹ năng đặc định
Phí đi Nhật theo diện visa kỹ năng đặc định có sự khác nhau tùy theo từng đối tượng. Với những người chưa từng đi Nhật, tổng chi phí khoảng gần 100 triệu đồng bao gồm: học tiếng Nhật đến trình độ N4, thi tay nghề, lệ phí thi chứng chỉ, làm hồ sơ, visa,… Còn trường hợp, các bạn TTS về nước chi phí quay lại Nhật lần 2 giảm đi đáng kể. Thường trọn gói khoảng 10 triệu đồng. Khoản phí chủ yếu là hoàn thiện hồ sơ, visa và phí dịch vụ khác.
+ Visa kỹ sư
So với chương trình TTS kỹ năng, chi phí sang Nhật theo diện kỹ sư thấp hơn rất nhiều. Mức chi phí cụ thể tùy thuộc vào từng công ty tư vấn, thường khoảng 500-1.000 USD. Một số công ty, các bạn được MIỄN HOÀN TOÀN phí xuất cảnh. Các bạn chỉ cần thanh toán những khoản nhỏ như làm hồ sơ và khám sức khỏe.
+ Visa du học
Nhìn chung, phí đi Nhật diện visa du học khá cao khoảng hơn 200 triệu đồng. Khoản phí này gồm: học phí, làm hồ sơ, dịch thuật, visa, khám sức khỏe, vé máy bay, tiền ký túc xá và chi phí sinh hoạt ban đầu,…
Như vậy, chi phí qua Nhật chênh lệch khác nhau dựa vào loại visa mà bạn lựa chọn. Việc lựa chọn visa phù hợp không chỉ phụ thuộc vào tài chính mà còn cần cân nhắc về mục tiêu nghề nghiệp và năng lực bản thân. Quyết định đúng con đường ngay từ đầu giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đi Nhật và hành trình sang Nhật trở nên thuận lợi hơn.
>> Đừng bỏ lỡ: Chương trình quay lại Nhật lần 2 – UPdate 2025
Nên chọn loại Visa nào khi đi Nhật?
Nhìn chung, việc lựa chọn loại visa phù hợp khi đi Nhật phụ thuộc vào mục tiêu, năng lực và điều kiện của mỗi người. Đối với các bạn muốn sang Nhật làm việc sớm, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chọn visa TTS kỹ năng. Bởi, chương trình không yêu cầu bằng cấp cao hay kinh nghiệm làm việc. Do đó phù hợp với những bạn tốt nghiệp THCS hoặc lao động phổ thông. Tham gia chương trình TTS kỹ năng, các bạn làm việc ổn định theo hợp đồng thời hạn 1-3 năm, mức lương tốt trung bình 16-20 Man/tháng.

Còn, những bạn đã hoàn thành chương trình TTS kỹ năng và có tay nghề cao thì visa kỹ năng đặc định chính là gợi ý hoàn hảo. Theo đó, các bạn được làm việc lâu dài với mức lương cao tới 22 Man/tháng, chế độ đãi ngộ đầy đủ như người bản xứ. Tuy nhiên, các bạn phải đáp ứng điều kiện về tiếng Nhật N4 trở lên và đỗ kỳ thi tay nghề.
Trong khi đó, những bạn tốt nghiệp bậc cao đẳng hoặc đại học có chuyên môn về kỹ thuật, xây dựng, cơ khí,… Visa kỹ sư là hướng đi đầy tiềm năng. Đây là loại visa lao động trình độ cao, cho phép làm việc lâu dài tại Nhật với mức lương hấp dẫn 25-30 Man/tháng, chế độ phúc lợi tốt và phát triển sự nghiệp bền vững. Đặc biệt, visa kỹ sư còn mở ra cơ hội chuyển đổi lên visa vĩnh trú và bảo lãnh người thân qua sinh sống.
Nếu mục tiêu của bạn là học tập và trải nghiệm môi trường giáo dục Nhật Bản thì visa du học là lựa chọn lý tưởng. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể chuyển sang visa lao động để tiếp tục làm việc và phát triển sự nghiệp ở Nhật.
Tự chung lại, mỗi loại visa đều mang những ưu điểm riêng. Các bạn hãy xác định rõ mục tiêu rõ ràng để lựa chọn con đường tốt nhất. Nếu chưa chắc chắn, các bạn có thể tìm đến những đơn vị tư vấn uy tín để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.
Lời kết
Các bạn biết rằng, mỗi loại visa đi Nhật đều có mức chi phí khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích học tập hay lao động, yêu cầu về trình độ, ngôn ngữ và kinh nghiệm. Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ năng lực và khả năng tài chính của bản thân để đưa ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, để nắm bắt thông tin chương trình đi Nhật mới nhất, các bạn hãy liên hệ JVNET qua số Hotline: 0815.585.585 nhận tư vấn rõ ràng và chính xác nhé.