XKLĐ Nhật Bản: Những trường hợp không thể quay lại Nhật lần 2

member1

Nhật Bản là một trong những thị trường “hot” thu hút số lượng lớn lao động Việt Nam tham gia. Chỉ tính riêng năm 2017, cả nước đã có 134.751 người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có 54.504 người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản đã lên tới 100.000 người. Dự trong những năm tiếp, con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Bởi nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tại Nhật Bản ngày càng tăng.

Quay lại Nhật Bản lần 2
Nhiều TTS đi Nhật về nước muốn quay lại Nhật lần 2

Một số trường hợp thực tập sinh không thể quay trở lại Nhật

Trong năm 2017, giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều bản ghi nhớ, nhiều thỏa thuận hợp tác lao động được ký kết. Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Đặc biệt là bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC). Theo nội dung bản ghi nhớ, thời gian thực tập của thực tập sinh Việt Nam sẽ được gia hạn thêm từ 3 năm đến 5 năm. Đây thực sự là tin vui đối với người lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào hay thực tập sinh nào cũng được quay trở lại Nhật lần 2. Dưới đây là một số trường hợp thực tập sinh không thể quay trở lại Nhật Bản làm việc lần 2:

Vi phạm pháp luật Nhật Bản

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lao động Việt không thể quay trở lại Nhật lần 2. Phần lớn lao động Việt vi phạm pháp luật Nhật Bản là do bỏ trốn ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp trong thời gian còn hạn Visa và hết hạn Visa. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, số lượng thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn nhiều nhất. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, số lao động Việt bỏ trốn đã lên tới 1.618 người.

Ngoài ra, một số lao động Việt có hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng,… đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ vi phạm, người lao động có thể bị phạt tiền, phạt tù và trục xuất về nước. Như vậy, đối với những lao động vi phạm pháp luật của Nhật Bản trong thời gian thực tập tại Nhật Bản đều không thể quay trở lại Nhật lần 2 dưới mọi hình thức hợp pháp.

Ý thức kém khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản

Môi trường làm việc tại Nhật Bản rất kỷ luật. Vì vậy, để hòa nhập với môi trường làm việc tại Nhật Bản, đòi hỏi lao động Việt phải thay đổi những thói quen xấu. Tuy nhiên, một số bộ phận lao động người Việt vẫn giữ thói quen xấu đó, liên tục vi phạm nội quy, quy định nơi làm việc. Đặc biệt là hành vi chống đối quản lý; rủ rê và lôi kéo người khác đình công, “trốn” vé tàu,… đều bị cho về nước với lý do là ý thức kém.

Phạm tội ở Nhật
Phạm tội ở Nhật cũng không đủ điều kiện quay lại Nhật lần 2

“Bùng” tiền dịch vụ

Đối với những lao động “bùng” tiền dịch vụ như tiền điện thoại, tiền mạng internet, tiền điện nước,… cũng không xin được tư cách lưu trú sang Nhật. Bởi mọi thông tin về thực tập sinh đều có trong hồ sơ của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Khi tên bạn có trong danh sách đen, phía Nhật Bản sẽ từ chối việc xét nhập cảnh. Như vậy, cơ hội  sẽ không có cơ hội để bạn quay trở lại Nhật làm việc lần 2.

xkld Xem thêm: Tu nghiệp sinh Nhật Bản về nước sau bao lâu có thể đi du học Nhật?

Lời khuyên của Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín JVNET dành cho người lao động

Để có thể quay trở lại Nhật làm việc, người lao động cần phải:
+ Trong công việc: phải tuân thủ mọi nội quy, quy định tại nơi làm việc. Đồng thời chăm chỉ, nỗ lực làm việc để đạt hiệu suất công việc cao nhất. Tuyệt đối không được có hành vi lôi kéo người khác đình công hay bỏ trốn ra ngoài làm việc. Khi gặp khó khăn cần phải thông báo cho công ty phái cử và nghiệp đoàn để tìm hướng giải quyết kịp thời. Tuyệt đối không được bỏ trốn ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp.

+ Trong cuộc sống: Tuân thủ mọi quy định ở nơi sống và công cộng như phân loại và vứt rác đúng nơi, thời gian quy định; giữ gìn vệ sinh chung, không gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác, không trốn vé tàu,…

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người lao động khi tìm hiểu về chương trình xuất khẩu lao động Nhật.


Bài viết liên quan