Văn hóa giao thông Nhật Bản – thực tập sinh cần biết

member1

Để nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới tại đất nước mặt trời mọc khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Ngoài việc trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc và trình độ tiếng Nhật, các bạn thực tập sinh cần phải tìm hiểu và bồi dưỡng thêm kiến thức về đất nước, văn hóa, phong tục tập quán, con người Nhật Bản. Đặc biệt là văn hóa giao thông tại Nhật Bản. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sang sinh sống và làm việc tại Nhật, các bạn thực tập sinh hãy thực hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông tại Nhật Bản.

giao thông Nhật Bản
TTS cần tuân thủ mọi quy định về giao thông Nhật Bản

Văn hóa giao thông Nhật Bản – thực tập sinh Nhật Bản cần biết

Tàu điện, xe bus, xe đạp là phương tiện thông dụng trong đời sống của các bạn thực tập sinh Nhật Bản. Bởi đây là những phương tiện giao thông có giá thành khá rẻ và tiện lợi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phương tiện giao thông khác như taxi, Shinkansen (tàu điện tốc độ cao),… Nhưng giá thành rất đắt, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn phương tiện di chuyển.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông tại Nhật Bản, các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần nhớ những quy tắc giao thông cơ bản sau:

– Quy tắc dành cho người đi bộ
Khi tham gia giao thông, người đi bộ phải tuân thủ tuyệt đối hệ thống biển báo, tín hiệu đèn giao thông. Ở những nơi có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi bên phải lề đường. Bạn không nên băng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu lại.

– Quy tắc dành cho người đi xe đạp
Khi tham gia giao thông người đi xe đạp phải tuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và chỉ được phép đi một mình (tuyệt đối không được chở người khác). Người đi xe đạp phải đi bên phải đường, không được đi song song với các phương tiện khác. Lưu ý, các bạn thực tập sinh nên hạn chế đi xe đạp vào buổi tối. Nếu đi thì phải bật đèn hoặc gắn thiết bị phản quang để cảnh báo các phương tiện khác, tránh gặp phải nguy hiểm.

Xe đạp Nhật Bản
Xe đạp – phương tiện đi làm chủ yếu của TTS

– Quy tắc dành cho người đi xe máy/ô tô:
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy/ô tô phải luôn tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. Đối với những người chưa lấy được bằng lái xe hoặc uống rượu bia thì tuyệt đối không được điều khiển phương tiện. Tại Nhật, khi vi phạm điều này thì bị xử phạt rất nặng, có thể sẽ bị tước bằng lái vĩnh viễn.

Đối với người điều khiển xe máy, chỉ được phép đi một mình, không được phép chở thêm người khác. Khi lên xe hơi, người lái xe và người ngồi sau xe đều phải thắt dây an toàn. Người lái xe không được sử dụng điện thoại và chú ý nhường đường cho người đi bộ.

Những nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông tại Nhật Bản

Nét đẹp trong văn hóa giao thông ở Nhật Bản không chỉ thể hiện ở cách các chủ phương tiện trực tiếp tham gia lái xe mà còn được thể hiện khi họ đi tàu điện và thang cuốn.

– Văn hóa tàu điện tại Nhật Bản
+ Tàu điện ngầm tại Nhật Bản cực kỳ đúng giờ theo lịch trình được công bố trước. Trong trường hợp hy hữu, tàu đến trễ quá 5 phút, nhân viên sẽ phát cho hành khách vé đi muộn. Trên vé này, in số ngày tàu chạy, thời gian tàu đến trễ để dùng trong những trường hợp hành khách phải chứng minh lỗi đi muộn.

tàu điện Nhật Bản
Đi tàu điện tại Nhật Bản bạn chú ý không được gây ồn nhé!


+ Ở bất kỳ ga tàu nào của Nhật Bản đều có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Tất cả các con đường ở ga tàu đều có vệt sơn màu vàng, ký hiệu nổi giúp người khiếm thị phân biệt được đâu là đường dành cho mình.
+ Khi tàu đến, người xuống tàu sẽ xuống trước, người lên tàu sẽ xếp hàng và dãn rộng quanh cửa chờ mọi người xuống hết thì mới được lên tàu theo trật tự xếp hàng.
+ Trên tàu điện luôn có ghế ưu tiên cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và người khuyết tật…
+ Khi để quên hành lý, bạn hãy liên hệ với nhà ga để tìm lại đồ bị mất. Hầu hết những người quên hành lý đều được tìm thấy một cách nguyên vẹn.
+ Trên tàu điện: cấm vứt rác, hút thuốc và hạn chế nói chuyện và ăn uống trên tàu.

– Văn hóa đi thang cuốn tại Nhật Bản
Ở Nhật Bản, thang cuốn được chia thành 2 bên, một bên được đứng yên, một bên di chuyển lên/xuống như thang bộ bình thường. Các bạn thực tập sinh chú ý không nên đứng dàn ngang cả hai hàng trên thang cuốn và không nên tụ tập ở hai đầu thang cuốn gây tắc nghẽn lối lên/xuống của người khác. Và bạn đừng quên xếp hàng khi đi thang cuốn nhé!

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn thực tập sinh khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Để cập nhật những thông tin mới nhất về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, xin vui lòng truy cập vào website chính thức của JVNET: https://jvnet.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm của JVNET qua Hotline: 0916-387-598/0989-501-009 để được tư vấn chi tiết, nhanh và chính xác nhất.


Bài viết liên quan