Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử

member1

Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Ngày 4/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe, chuyến thăm sẽ góp thêm một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

Mối quan hệ Việt Nhật

Nhận lời mời từ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23, tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 4/6 – 8/6/2017.

Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/09/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước đầu tiên trong nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995); là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009); nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Trong hợp tác kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2016).

Hai bên đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (tháng 10/2009) tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

thực tập sinh tại Nhật Xem ngay: Thực tập sinh tại Nhật – cánh cửa hấp dẫn cho người Việt trẻ

Quan hệ Việt Nam Nhật Bản

Hiện tại, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp với 6 ngành được lựa chọn (ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, điện tử, công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng, đóng tàu) của Chiến lược công nghệ hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản năm 2020 tầm nhìn 2030.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam- chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2015 (31/3/2016), Nhật Bản đã cam kết khoảng 29,5 tỷ USD ODA vốn vay cho Việt Nam.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Abe (tháng 1/2017), hai bên đã ký 2 công hàm trao đổi và 2 hiệp định vay cho một số dự án ODA vốn vay và không hoàn lại, Nhật Bản cam kết cung cấp thêm cho Việt Nam khoảng 120 tỷ Yên (gần 1,05 tỷ USD) ODA vốn vay năm tài khóa 2016 cho 4 dự án.

Theo dantri.com


Bài viết liên quan