JVNET.vn – Người lao động Việt Nam nói chung và điều dưỡng viên nói riêng khi sang Nhật làm việc sẽ luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những khó khăn mà điều dưỡng viên Nhật Bản phải đối mặt.
Thời tiết
Nội dung bài viết
Cũng như Việt Nam, thời tiết tại Nhật Bản cũng có 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, mùa đông tại Nhật thường kéo dài hơn và có tuyết rơi. Khó khăn nhất của điều dưỡng viên Việt khi sang Nhật đó chính là phải làm quen với kiểu thời tiết lạnh buốt.
Để chống chọi với mùa đông tại Nhật Bản, bạn có thể sử dụng bàn sưởi Katatsu, chăn điện, túi sưởi, ủng chống tuyết. Khi ra đường, bạn nhớ mang theo mũ len, khăn len, bịt tai, mặc nhiều áo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên năng vận động, tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
Đồ ăn
Việt Nam và Nhật Bản có sự khác biệt trong văn hóa và lối sống nên ẩm thực cũng có sự khác biệt. Đặc trưng nguyên thủy của ẩm thực Nhật Bản đó là thói quen thưởng thức thức ăn sống. Điển hình là món sushi (cơm trộn giấm và phủ cá sống) hay sashimi (các lát cá sống)…
Do có sự khác biệt về đồ ăn, nên khi mới sang Nhật bạn nên chuẩn bị một ít thực phẩm khô như mì tôm, măng khô, ruốc khô, bột canh, hạt nêm… Dần dần bạn có thể tập làm quen với các món ăn tại đây. Chắc chắn đó sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị cho bạn.
Xem thêm: Điều dưỡng viên- Lương cao nhưng thần kinh phải vững
Bất đồng về ngôn ngữ
Ngôn ngữ được coi là “chìa khóa” giúp mọi người kết nối với nhau. Chính vì vậy, việc bất đồng ngôn ngữ được coi là một trong những rào cản lớn nhất trong việc hòa nhập với môi trường và cuộc sống của người lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài – trong đó có Nhật Bản.
Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng như văn hóa khiến cho không ít người lao động Việt khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gặp trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Khiến cho tinh thần không thoải mái, cuộc sống nhàm chán, bí bách.
Để giải quyết được vấn đề này, bạn nên chuẩn bị ngôn ngữ thật tốt trước khi làm việc tại nước ngoài. Người lao động phải thực sự cố gắng học hỏi, thường xuyên giao tiếp với người bản xứ để nâng cao vốn tiếng Nhật của mình.
Chi phí sinh hoạt hàng tháng khá đắt đỏ
– Chi phí cố định
Chi phí sinh hoạt tại Nhật khá đắt đỏ, bạn có thể tham khảo các khoản chi phí hàng tháng bạn phải chi trả như tiền điện, tiền mạng, tiền bảo hiểm…
– Giá cả đồ ăn
– Giá cả đồ uống
Điều đặc biệt tại Nhật Bản là các bạn có thể bắt gặp thường xuyên là nước máy ở đây uống được luôn, mà có giá là 0 yên. Còn giá cả các loại đồ uống khác:
– Chi phí đi lại
Các bạn điều dưỡng viên Nhật Bản thường có xe của bệnh viện đưa đón nhân viên. Nên các bạn sẽ chỉ phải mất một khoản chi phí đi lại nhất định. Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn xe đạp làm phương án lựa chọn tối ưu nhất. Xe đạp có giá 10.000 – 20.000 yên.
– Chi phí tiền thuê nhà
Đa phần các bạn điều dưỡng viên Nhật Bản đều ở ký túc xá. Nhưng nếu muốn ra ngoài ở cùng bạn bè, người quen, thì các bạn có thể tham khảo thêm giá thuê phòng tại Tokyo
Xem thêm: Làm điều dưỡng viên Nhật Bản cần phải có tâm, có tầm
Môi trường làm việc
Thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt nhưng môi trường làm việc tại Nhật có phần khắt khe hơn. Làm điều dưỡng tại Nhật Bản, bạn không được phép đi muộn, nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ làm việc.
Chính vì vậy, khi mới sang làm việc tại Nhật Bản, nhiều bạn chưa quen với môi trường làm việc sẽ cảm thấy áp lực và khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian làm quen với môi trường, bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Quyết định đi xuất khẩu lao động điều dưỡng tại Nhật Bản là bạn phải chấp nhận cuộc sống xa nhà và phải tự lực cánh sinh vượt qua khó khăn thử thách khi làm việc tại Nhật Bản.
Để sớm hòa nhập với cuộc sống và công việc tại Nhật. Các bạn nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán của người Nhật Bản. Đồng thời, chăm chỉ học tiếng Nhật thật tốt là điều không thể thiếu khi đi Nhật Bản làm điều dưỡng.