Theo báo cáo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp giảm nhẹ nhưng tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học trở lên thất nghiệp ngày càng tăng. Bên cạnh đó, cũng có hàng trăm nghìn người có trình độ cao đẳng cũng rơi vào cảnh thất nghiệp. Từ đó, không ít cử nhân đã quyết định lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động Nhật. Với mong muốn sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.
Tỷ lệ cử nhân thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng
Theo thống kê từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp giảm nhẹ. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nhóm đại học và trên đại học tăng. Cụ thể, quý III năm 2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53,9 nghìn người so với quý II năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ là 4,51% (quý trước là 3,63%).
Bên cạnh đó, cũng có hàng trăm lao động có trình độ cao đẳng rơi vào cảnh thất nghiệp. Do vậy, trong 5 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cử nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật quyết định đi xuất khẩu lao động. Nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển tương lai tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Cử nhân thoát thất nghiệp nhờ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Cử nhân nên chọn ngành nghề gì?
Ngày càng nhiều cử nhân tốt nghiệp cao đẳng, đại học lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, phần lớn là ngành nghề lao động phổ thông có trình độ tay nghề thấp. Chỉ có một số ít lao động làm việc đúng với trình độ chuyên môn đã được đào tạo. Chính vì vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng đề án đẩy mạnh việc đưa lao động có trình độ chuyên môn đi làm việc ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan (Trung Quốc),…
Xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện đang là hướng đi mới cho cử nhân Việt Nam. Đây cũng là một trong những giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên đã tốt nghiệp nhưng thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định hay thu nhập thấp. Đồng thời, nâng cao vị thế của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tùy vào trình độ và nguyện vọng của từng lao động để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp. Dưới đây là một số ngành nghề được nhiều cử nhân lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản:
– Ngành điều dưỡng, hộ lý: Đối với những bạn tốt nghiệp ngành y học thì có thể tham gia chương trình điều dưỡng Nhật Bản. Thu nhập của hộ lý, điều dưỡng viên Việt Nam làm việc tại Nhật Bản khoảng 30-34 triệu vnđ/tháng. Riêng đối với những hộ lý, điều dưỡng viên được cấp Chứng chỉ quốc gia điều dưỡng Nhật Bản thì có thu nhập dao động khoảng 50-60 triệu đồng/tháng. Đặc biệt là còn được phép làm việc dài hạn tại Nhật Bản.
Cập nhật thông tin mới nhất về chương trình điều dưỡng Nhật Bản
– Ngành cơ khí: Đây là một trong những ngành được nhiều cử nhân Nam lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động diện kỹ sư. Bởi thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt và môi trường làm việc lý tưởng. Một số đơn hàng kỹ sư ngành cơ khí có mức lương cao như thiết kế và vận hành máy, thiết kế CAD,…
– Ngành công nghệ thông tin: Cũng giống như ngành cơ khí, ngành công nghệ thông tin luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của những cử nhân. Mức lương của cử nhân đi xuất khẩu lao động Nhật theo diện kỹ sư từ 20-25 man (khoảng 40-50 triệu vnđ/tháng). Đây là mức lương cơ bản chưa tính lương làm thêm giờ.
Xem ngay: Đơn hàng đi Nhật chất lượng, lương cao cập nhật mới nhất năm 2021
Xuất khẩu lao động chất lượng cao ngoài việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, người lao động cần phải có sức khỏe tốt và trình độ ngoại ngữ phải đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính vì vậy, cử nhân muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trước tiên cần phải trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, rèn luyện sức khỏe và chăm chỉ học tiếng Nhật.