Khi lựa chọn con đường du học nghề tại Đức, nhiều bạn kỳ vọng có thể trang trải cuộc sống bằng chính thu nhập hàng tháng. Nhưng thực tế, lương du học nghề Đức có đủ sống và tiết kiệm? Đây không chỉ là băn khoăn của những bạn chuẩn bị sang Đức mà còn nhiều du học sinh đang sinh sống tại đây. Bài viết dưới đây giúp bạn nắm rõ mức lương, chi phí sinh hoạt và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm. Để từ đó giải đáp thắc mắc một cách chi tiết, rõ ràng!

Lương du học nghề Đức có đủ sống và tiết kiệm?
Nội dung bài viết
Lương du học nghề Đức có đủ sống và tiết kiệm hay không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Việc vừa học vừa có thu nhập là một lợi thế lớn, nhưng không phải ai cũng dễ dàng cân đối chi tiêu và tiết kiệm. Để đánh giá chính xác, bạn cần nhìn vào hai giai đoạn quan trọng: học nghề và sau tốt nghiệp.
Giai đoạn 1 – Trong thời gian học nghề
Khi còn là học viên, các bạn được nhận lương thực tập hàng tháng. Thông thường trong khoảng 780 đến 1.500 EUR, tùy ngành nghề, năm học và doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn còn làm thêm ngoài giờ tối đa 10 tiếng mỗi tuần. Như vậy, so với chi phí sinh hoạt tại Đức dao động 650-700 EUR/tháng, mức lương đủ trang trải nhu cầu cơ bản như: tiền nhà, ăn uống, bảo hiểm, đi lại, dịch vụ khác,… Nếu chi tiêu hợp lý và sống ở khu vực mức sinh hoạt thấp, lương học nghề hoàn toàn giúp bạn sống độc lập, không cần trợ cấp từ gia đình.
Giai đoạn 2 – Sau khi tốt nghiệp
Khi hoàn thành chương trình học nghề và làm việc chính thức, mức lương khởi điểm tới 2.700 EUR/tháng. Ở giai đoạn này, các bạn không chỉ thuận lợi chi trả toàn bộ sinh hoạt phí mà còn tiết kiệm khoản vốn nhất định.
Ví dụ, những bạn làm trong các lĩnh vực mức thu nhập tốt như điều dưỡng, cơ khí hoặc xây dựng (2.500-3.000 EUR/tháng), sinh sống ở vùng ngoại ô hoặc thành phố nhỏ. Khi đó, mỗi tháng bạn có thể dành dụm 1.650-2.000 EUR sau khi thanh toán đầy đủ tiền sinh hoạt. Số tiền tích lũy các bạn có thể gửi về cho gia đình hoặc chuẩn bị cho mục tiêu dài hạn như học tiếp hoặc chuyển sang định cư lâu dài tại Đức.
Như vậy, các bạn thấy rằng, lương của du học nghề Đức hoàn toàn đủ để sinh sống độc lập và tiết kiệm một khoản đáng kể. Chỉ cần các bạn lên kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiêu một cách phải chăng.
👉 Tìm hiểu: Thực tế, mức lương du học nghề Đức là bao nhiêu?
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm
Khả năng tiết kiệm khi du học nghề tại Đức không chỉ phụ thuộc vào mức lương mà còn nhiều yếu tố như: nơi ở, ngành học, chi tiêu cá nhân và chính sách hỗ trợ. Có bạn để dành được vài nghìn EUR mỗi tháng, nhưng cũng có trường hợp không dư đồng. Dưới đây là 4 yếu tố thực tế ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm.
Mức thu nhập thực tế mỗi tháng
Lương học nghề là nguồn thu chính, nhưng mức lương này không cố định mà thay đổi tùy ngành, năm học và doanh nghiệp. Ví dụ, học viên ngành điều dưỡng, cơ khí, xây dựng thường nhận lương hấp dẫn đến 3.000 EUR/tháng. Trong khi các ngành như nhà hàng, khách sạn chỉ dao động khoảng 2.300 đến 2.800 EUR/tháng.
Chi phí sinh hoạt theo khu vực sống
Cùng một mức lương, nếu bạn sống tại các thành phố lớn như Munich hay Hamburg. Số tiền phải chi cho nhà ở, đi lại và các dịch vụ hằng ngày thường cao hơn so với vùng ven hoặc thị trấn nhỏ. Riêng tiền thuê nhà có thể chênh lệch từ 200–300 EUR/tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết kiệm. Vì vậy, du học sinh sống ở những địa điểm mức sống vừa phải thường dễ kiểm soát chi tiêu.
Thói quen và cách quản lý chi tiêu cá nhân
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm chính là cách bạn sử dụng tiền. Có bạn lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng, ưu tiên nấu ăn ở nhà, săn hàng khuyến mãi và dùng phương tiện công cộng. Ngược lại, một số bạn tiêu xài theo cảm hứng, thường xuyên đặt đồ ăn ngoài, mua sắm không kiểm soát dẫn đến không thể tích lũy.
Chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp tiếp nhận
Một số doanh nghiệp tại Đức triển khai chính sách hỗ trợ hấp dẫn như: bố trí chỗ ở giá rẻ hoặc miễn phí, phụ cấp làm thêm,… Những khoản này giúp bạn tiết kiệm vài trăm EUR mỗi tháng. Ngược lại, nếu công ty không hỗ trợ gì thêm ngoài lương cơ bản, bạn phải tự chi trả mọi thứ. Khi đó khả năng tiết kiệm hạn chế rõ rệt.
👉 Cập nhật: Mức lương cơ bản ở Đức 2025 – Chi tiết 16 tiểu bang
Cách lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng thông minh
Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng là bước quan trọng giúp du học sinh kiểm soát tài chính và chủ động cân đối giữa sinh hoạt, học tập và tiết kiệm. Một kế hoạch rõ ràng không chỉ giúp bạn sống thoải mái mà còn tạo nền tảng cho thói quen quản lý tiền bạc. Cùng tham khảo những bước đơn giản dưới đây.

Bước 1: Ghi rõ tổng thu nhập thực tế mỗi tháng
Bao gồm lương thực tập, phụ cấp từ công ty (nếu có) và khoản hỗ trợ tài chính. Đây là căn cứ để bạn xác định mức chi tiêu phù hợp, tránh tiêu hoang phí.
Bước 2: Chia ngân sách theo nhóm chi phí thiết yếu
Ưu tiên các khoản cố định gồm: tiền thuê nhà, bảo hiểm y tế, tiền ăn, đi lại và điện thoại. Tổng mức phí chiếm không quá 70–75% thu nhập hàng tháng để còn dư cho những chi tiêu khác.
Bước 3: Đặt giới hạn cho chi tiêu cá nhân và giải trí
Bạn hãy tự giới hạn số tiền dành cho mua sắm, ăn uống ngoài, du lịch hay sở thích cá nhân. Khoảng 10 đến 15% thu nhập là mức hợp lý để bạn vừa tận hưởng cuộc sống vừa không lo hết tiền cuối tháng.
Bước 4: Tạo một khoản dự phòng và tiết kiệm đều đặn
Các bạn nên trích ít nhất 5–10% mỗi tháng cho quỹ tiết kiệm hoặc khẩn cấp. Điều này giúp bạn ứng phó với tình huống phát sinh như hỏng xe, mua vé tàu gấp hoặc thay đồ dùng cá nhân,…
Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh chi tiêu hằng tuần
Cuối mỗi tuần, bạn dành 15 phút xem xét bản thân đã chi bao nhiêu, còn bao nhiêu và có đang vượt ngân sách không. Qua đó giúp bạn điều chỉnh kịp thời, tránh lực tài chính vào cuối tháng.
👉 Tìm hiểu: Chi phí sinh hoạt 1 tháng ở Đức thực tế là bao nhiêu?
5 sai lầm khiến du học sinh không thể tiết kiệm dù có lương
Mặc dù được nhận mức lương cao nhưng không ít du học sinh tại Đức vẫn rơi vào cảnh vừa nhận lương đã hết sạch. Điều này khiến nhiều bạn băn khoăn liệu “lương du học nghề Đức có đủ sống”. Thực tế, điều này bắt nguồn từ những sai lầm: chi tiêu theo cảm xúc, không dự phòng khoản phí, không biết cách quản lý tài chính,… Dưới đây là những chia sẻ thực tế của du học sinh Đức giúp bạn tránh đi vào vết xe đổ.

Chi tiêu theo cảm xúc ngay sau ngày nhận lương
Chi tiêu theo cảm xúc là thói quen nhiều du học sinh gặp phải. Thay vì lên kế hoạch sử dụng hợp lý, nhiều bạn vội vàng mua sắm quần áo, mỹ phẩm, đồ công nghệ. Lâu dần, điều này không chỉ khiến chi tiêu mất kiểm soát mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm. Bạn Đỗ Mỹ Linh – du học sinh ngành nhà hàng ở Hannover chia sẻ: “Sau mỗi tháng lương, mình hay mua vài món nhỏ để tự thưởng, kiểu như một bữa ăn ngon hay chiếc áo đang thích. Lúc mua thì thấy nhẹ nhàng, nhưng cộng dồn lại thì đến cuối tháng chẳng còn bao nhiêu. Có lần mình phải mượn bạn để đóng tiền nhà vì tiêu quá tay đầu tháng”.
Không theo dõi chi tiêu hàng ngày
Nhiều du học sinh cho rằng chi tiêu mỗi ngày chỉ là những khoản nhỏ nên không cần ghi lại. Tuy nhiên, chính việc không theo dõi hằng ngày khiến bạn không biết mình đã tiêu bao nhiêu, vào việc gì và có vượt quá giới hạn chi tiêu hay không. Minh Đức – du học sinh ngành điện tử cho biết: “Hằng ngày, mình chỉ tiêu lặt vặt như cà phê, vé xe, đồ ăn nhanh. Nhưng hết tháng thì tài khoản gần như chẳng còn bao nhiêu. Sau này mình thử ghi lại từng khoản mới thấy mỗi ngày mất vài EUR, cộng lại cũng hết cả trăm”.
Không tận dụng hỗ trợ dành cho du học sinh
Nhiều du học sinh học nghề tại Đức không biết hoặc không tìm hiểu các quyền lợi và hỗ trợ mà mình được hưởng. Điều này vô tình khiến các bạn phải tự chi trả những khoản mà lẽ ra có thể giảm bớt. Ví dụ như mua vé tàu tháng, ký túc xá sinh viên. Bạn Thảo Anh du học sinh điều dưỡng cho biết: “Lúc mới sang, mình không biết có vé tàu tháng dành riêng cho học viên nên toàn mua vé lẻ từng ngày. Mỗi tháng tốn gần gấp đôi mà không biết. Sau này có bạn cùng lớp nhắc thì mình mới đi đăng ký, tiết kiệm được khá nhiều”. Trường hợp của Thảo Anh là ví dụ điển hình cho việc không tận dụng đúng quyền lợi, dẫn đến chi phí sinh hoạt đội lên không cần thiết.
Không dự phòng chi phí phát sinh
Trong quá trình sống và học tập tại Đức, đôi lúc bạn cần chi tiền đột xuất như: đóng lệ phí giấy tờ, sửa đồ dùng cá nhân hoặc chuyển nhà. Nếu không có sẵn khoản tiền dự phòng, bạn phải cắt bớt chi tiêu thiết yếu, vay mượn bạn bè. Bạn Nhật Minh du học sinh tại Dresden tâm sự: “Thời gian đầu mới sang Đức, mình không để ra khoản nào dự phòng, cứ kiếm bao nhiêu là chi tiêu hết. Có lần phải chuyển phòng gấp, tiền đặt cọc hơn 400 EUR mà lúc đó trong tài khoản chưa tới 200. Cuối cùng phải nhờ bạn ứng trước rồi trả dần”. Không có quỹ dự phòng, bạn luôn bị động trước mọi tình huống phát sinh và điều đó cũng khiến kế hoạch tiết kiệm không khả thi.
Chi tiêu cho hình thức, chạy theo bạn bè
Nhiều bạn dù thu nhập chỉ vừa đủ sống nhưng vẫn cố gắng mua điện thoại mới, đồ hiệu, quần áo đắt tiền hoặc tham gia các buổi tụ tập, ăn uống để không bị lạc lõng. Những khoản chi này thường không xuất phát từ nhu cầu thật mà áp lực phải theo kịp người khác. Khánh Phương chia sẻ: “Hồi mới sang, nhóm mình hay rủ nhau đi ăn, mua sắm cuối tuần. Mình cũng đi theo vì sợ cảm giác lẻ loi, dù biết tài chính không dư giả. Có tháng tiêu gần hết lương chỉ vì ngại từ chối. Sau này mình tách ra, tự cân đối lại mới bắt đầu để dành được chút tiền”.
👉 Cập nhật nhanh: Du học nghề Đức nên chọn thành phố nào tốt nhất?
Chọn thành phố học nghề ảnh hưởng thế nào đến khả năng tiết kiệm?
Việc chọn thành phố học nghề cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm của mỗi người. Tại Đức, sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các khu vực là điều dễ nhận thấy. Việc chọn thành phố học nghề cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm của mỗi người. Tại Đức, sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các khu vực là điều dễ nhận thấy.
Ví dụ, nếu bạn học tại Munich, một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Đức. Theo đó, một số khoản chi phí tăng cao như:
– Tiền thuê nhà dao động 400 đến 600 EUR/tháng
– Ăn uống khoảng 250–300 EUR
– Chi phí dịch vụ (bảo hiểm, điện thoại, internet, đi lại) 150–200 EUR/tháng
>> Khi đó, tổng chi phí mỗi tháng có thể vượt mốc trên 1000 EUR.
Ngược lại, nếu các bạn lựa chọn du học nghề ở Leipzig, mức sống phải chăng hơn. Cụ thể bao gồm:
– Tiền nhà khoảng 250–400 EUR
– Ăn uống dao động 150 đến 200 EUR
– Khoản dịch vụ khác 100–150 EUR/tháng
>> Trung bình chi phí sinh hoạt tại Leipzig thường nằm trong khoảng 600–750 EUR/tháng.
Như vậy, chỉ riêng việc chọn thành phố học nghề phù hợp cũng có thể giúp bạn tiết kiệm 300 đến 500 EUR/tháng mà không cần phải cắt giảm nhu cầu thiết yếu. Do đó, khi lựa chọn địa điểm du học nghề, ngoài yếu tố ngành học và doanh nghiệp đào tạo, bạn cũng nên cân nhắc đến mức sống mỗi khu vực. Từ đó chủ động hơn trong việc quản lý tài chính.
Lời kết
Lương du học nghề Đức có đủ sống nếu bạn biết cách chi tiêu và lựa chọn môi trường sống phù hợp. Theo đó, các bạn tự trang trải phần lớn chi phí sinh hoạt mà không cần hỗ trợ phía gia đình. Còn khả năng tiết kiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành học, nơi ở, thói quen chi tiêu và mức hỗ trợ từ doanh nghiệp. Việc chuẩn bị kỹ về tài chính và rèn luyện quản lý tài chính từ sớm giúp bạn chủ động hơn trong quá trình học nghề và tránh rơi vào áp lực tiền bạc.