Lao động tại Nhật Bản về nước giữa chừng- nguyên nhân do đâu?

member1

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất của nước ta. Thu nhập của người lao động khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản vượt trội hơn hẳn so với các thị trường khác. Khi tham gia chương trình, tất cả lao động đều được đào tạo định hướng, hợp đồng rõ ràng, được sự thỏa thuận và đồng ý giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phải về nước giữa chừng khi chưa hết hạn hợp đồng lao động và người lao động bị về nước giữa chừng vì rất nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số lý do chính khiến người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản phải về nước sớm.

Lao động tại Nhật Bản về nước giữa chừng

Vấn đề về sức khỏe

Có nhiều trường hợp người lao động có sức khỏe không tốt nhưng dấu diếm, qua mắt công ty và chủ xí nghiệp để được đi sang Nhật làm việc, sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản phải khám lại sức khỏe, không đạt và phải về nước giữa chừng.

đi Nhật làm việc Xem thêm: Tiêu chuẩn ĐIỀU KIỆN SỨC KHỎE ĐI NHẬT mới nhất 

Công việc không phù hợp

Một số công việc mà người lao động chưa tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ như, sợ độ cao đi đơn hàng giàn giáo, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy sản đi đơn chế biến thủy sản…. Những lao động này gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính bản thân họ cũng không biết mình gặp phải vấn đề đó.

Tr.ộm c.ắp vặt bị trục xuất về nước

Nhật Bản là đất nước phát triển, họ rất văn minh và trung thực vì vậy tình trạng tr.ộm cắp vặt gần như không có. Chính vì thế, họ thường không chú trọng nhiều đến việc bảo vệ tài sản các nhân. Trong tình huống quá dễ dàng và thuận lợi như vậy một số lao động Việt Nam hay “tiện tay” và gây đến những hậu quả không lường trước được.

Xem thêm: Thực tập sinh tại Nhật Bản được kéo dài thời gian làm việc lên 5 năm

Phạm tội

Gây mất trật tự cộng đồng

Những tình huống hay gặp phải như cãi nhau, đánh nhau, kéo bè cánh gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới xung quanh hoặc xí nghiệp tiếp nhận.

Đình công trong xí nghiệp

Nhiều người lao động mặc dù được đảm bảo công việc với chế độ đãi ngộ khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với mức lương hiện tại, công việc hiện tại (người lao động thường so sánh với người Nhật cùng vị trí hoặc những người làm lâu). Những người này có hành vi rủ rê, lôi kéo người khác trong công ty đình công, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.

Thu nhập không đảm bảo

Nhiều bạn trẻ khi khi sang Nhật làm việc có quan niệm sẽ kiếm rất nhiều tiền (có những người nghĩ rằng có thể kiếm năm sáu chục triệu mỗi tháng) nên việc sau khi nhập cảnh và mức thu nhập không đảm bảo được con số đó. Họ chán nản, muốn bỏ về cũng là điều không tránh khỏi và khi không có tâm lý làm việc thì việc buộc phải về nước giữa chừng là điều tất nhiên.

Vay tiền tại Nhật Bản

Ngoài những lý do trên đây, người lao động có thể gặp nhiều tình huống khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Việc người lao động phải về nước giữa chừng là điều điều không bên nào muốn. Bởi khi đó người lao động mất thời gian, vốn liếng bỏ ra. Công ty phái cử phải đền bù cho xí nghiệp, mất đối tác tiếp nhận, mất uy tín trong nước. Xí nghiệp tiếp nhận bị ảnh hưởng về sản xuất, kinh doanh và mất thời gian dài để tuyển nhân sự bù vào vị trí trống.


Bài viết liên quan