Bạn đang chuẩn bị cho hành trình du học nhưng chưa hiểu rõ quy định về tài khoản phong tỏa Đức. Để biết mở tài khoản phong tỏa ở Đức tối thiểu là bao nhiêu tiền? Và cách tính khoản tiền này như thế nào? Lại đây JVNET bật mí cho nghe này. Mau lưu lại để sẵn sàng cho chặng đường mới thuận lợi và suôn sẻ tại đất nước Đức bạn nhé.
Tài khoản phong tỏa ở Đức gồm những khoản gì?
Nội dung bài viết
Nhằm đảm bảo các bạn đủ tài chính để trang trải phí sinh hoạt trong thời gian sinh sống và học tập bên Đức. Số tiền phong tỏa có thể khác nhau tùy thuộc vào trình độ tiếng Đức và chương trình học của bạn. Dưới đây là chi tiết từng trường hợp:

+ Trường hợp du học sinh có A2
Đối với du học sinh trình độ A2, tài khoản phong tỏa du học Đức bao gồm: số tiền sinh hoạt phí trong 6 tháng tại Đức (tối thiểu 992 EUR/tháng) và tiền bổ sung thêm vào lương thực tập nếu thấp hơn 939 EUR/tháng.
Nếu, du học sinh không có giấy tờ hỗ trợ miễn giảm hoặc xác nhận nguồn thu khác phải đóng vào tài khoản phong tỏa đầy đủ 2 loại tiền trên. Ngược lại, các bạn có giấy tờ miễn giảm hay nguồn thu khác thì KHÔNG PHẢI đóng hoặc ĐÓNG ÍT HƠN.
+ Trường hợp du học sinh có B1
Du học sinh trình độ B1 không cần đóng khoản tiền sinh hoạt phí 6 tháng. Tuy nhiên, các bạn sang Đức được hưởng lương trong quá trình học nghề. Theo đó:
– Nếu tiền lương thực tập > 939 EUR/tháng thì KHÔNG phải mở tài khoản phong tỏa.
– Nếu tiền lương thực tập < 939 EUR/tháng, các bạn cần mở tài khoản phong tỏa.
Trên thực tế, mức phong tỏa thay đổi theo từng trường hợp nhất định. Nhưng nhìn chung đều đảm bảo các bạn đủ tài chính chi trả sinh hoạt phí tại Đức. Nhờ đó giúp các bạn ổn định cuộc sống và yên tâm học tập, làm việc ở Đức.
👉Tìm hiểu ngay: Hướng dẫn cách mở tài khoản phong tỏa du học nghề Đức
Mở tài khoản phong tỏa ở Đức tối thiểu là bao nhiêu tiền?

Kể từ ngày 1/9/2024, Chính phủ Đức chính thức nâng số tiền mở tài khoản phong tỏa Đức tối thiểu 11.904 EUR/năm (tương đương 992 EUR/tháng).
Đây là số tiền bắt buộc để chứng minh bạn có đủ tài chính trang trải chi phí sinh hoạt (ăn uống, thuê nhà, đi lại, mua sắm, bảo hiểm,…) khi sinh sống và học tập tại Đức. Việc tăng mức phong tỏa phản ánh sự điều chỉnh theo mức sinh hoạt thực tế tại Đức giúp du học sinh đảm bảo cuộc sống ổn định hơn.
Những bạn đang chuẩn bị cho hành trình tương lai bên Đức, việc nắm rõ mức tiền phong tỏa mới rất quan trọng để tránh tình trạng hồ sơ bị từ chối do không đáp ứng đủ điều kiện tài chính. Tùy thuộc vào chương trình học, trình độ tiếng Đức và thu nhập từ việc làm thêm. Một số trường hợp các bạn không cần mở tài khoản hoặc yêu cầu số tiền phong tỏa ít hơn. Đặc biệt khi sở hữu chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1 trở lên.
Chính vì vậy, trước khi mở tài khoản phong tỏa, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin “Mở tài khoản phong tỏa ở Đức tối thiểu là bao nhiêu tiền” từ Đại sứ quán Đức để đảm bảo số tiền nạp vào đúng quy định mới nhất.
👉 Xem ngay: Cách chọn ngân hàng mở tài khoản phong tỏa Đức
Cách tính số tiền cần gửi vào tài khoản phong tỏa
Cách tính số tiền cần gửi vào tài khoản phong tỏa khác nhau tùy thuộc vào trình độ tiếng Đức A2 hoặc B1. Cụ thể từng trường hợp mời các bạn tìm hiểu dưới đây.
+ Trường hợp du học sinh có bằng A2
Đối với những bạn du học sinh sở hữu tấm bằng A2 thì công thức tính tài khoản phong tỏa Đức như sau:
Số tiền cần gửi = (Tiền sinh hoạt phí x Số tháng học) + Tiền bổ sung
Trong đó:
– Tiền sinh hoạt phí tối thiểu là 992 EUR/tháng
– Số tháng học có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tùy yêu cầu từng trường
– Nếu lương thực tập hàng tháng nhỏ hơn 939 EUR/tháng thì Tiền bổ sung = [939 – (lương thực tập)] x 12
Ví dụ: Nếu bạn học 1 năm là 12 tháng, chi phí sinh hoạt 1 tháng là 992 EUR/tháng. Lương thực tập của bạn chỉ có 900 EUR/tháng thì Tiền bổ sung vào lương thực tập: (939-900) x 12 = 468 EUR. Như vậy, tổng số tiền phong tỏa cần nộp là (992×12) + 468 = 6420 EUR

+ Trường hợp du học sinh có bằng B1
Đối với du học sinh có bằng B1 thì KHÔNG PHẢI nộp khoản phí sinh hoạt ở Đức. Vì vậy, số tiền cần nộp vào tài khoản phong tỏa chỉ gồm khoản tiền bổ sung vào lương thực tập nếu tiền lương nhỏ hơn 939 EUR/tháng. Theo đó, công thức tính số tiền cần nộp vào tài khoản phong tỏa như sau:
Số tiền cần gửi = (939 – tiền lương) x 12 tháng
Lưu ý:
– Lương thực tập hàng tháng trong 3 năm > 939 EUR/tháng =>> Không phải mở tài khoản phong tỏa
– Lương thực tập hàng tháng 1 trong 3 năm < 939 EUR/tháng =>> Mở tài khoản phong tỏa
Ví dụ 1: Du học nghề ngành điều dưỡng với mức lương thực tập như sau:
– Năm 1: 1340 EUR/tháng
– Năm 2: 1402 EUR/tháng
– Năm 3: 1503 EUR/tháng
Theo đó, lương thực tập lớn hơn mức 939 EUR/tháng. Nên các bạn không cần mở tài khoản phong tỏa.
Ví dụ 2: Du học nghề Đức ngành đầu bếp
– Năm 1: 870 EUR/tháng
– Năm 2: 900 EUR/tháng
– Năm 3: 1.000 EUR/tháng
Vậy số tiền các bạn phải đóng là:
– Năm 1: (939 – 870) x12 = 828 EUR/tháng
– Năm 2: (939 – 900) x12 = 468 EUR/tháng
– Năm 3: Không thiếu
=> Phải mở tài khoản phong tỏa. Và số tiền cần đóng là 1.296 EUR/tháng
👉 Cập nhật ngay: Hôm nay, 1 đồng Euro bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Top 4 lỗi khi rút tiền từ tài khoản phong tỏa ở Đức
Nhiều bạn sau khi đến Đức vẫn gặp khó khăn khi rút tiền từ tài khoản phong tỏa, dù hồ sơ trước đó đã được duyệt suôn sẻ. Dưới đây là 4 lỗi phổ biến mà du học sinh thường gặp khi sử dụng tài khoản phong tỏa – và cách xử lý hiệu quả.
Lỗi 1: Rút vượt hạn mức 992 EUR/tháng
Vì sao xảy ra: Một số bạn không biết rằng tiền rút mỗi tháng bị giới hạn theo quy định phong tỏa – thường là 992 EUR/tháng.
Hậu quả: Bị từ chối giao dịch, hoặc tài khoản bị tạm ngưng xử lý tự động.
Cách tránh: Kiểm tra kỹ hạn mức hằng tháng và chỉ rút trong giới hạn. Tiền chưa dùng hết sẽ được cộng dồn tháng sau – không mất.
Lỗi 2: Chưa mở tài khoản thanh toán để rút tiền
Vì sao xảy ra: Nhiều bạn tưởng có tài khoản phong tỏa là có thể dùng ngay thẻ ATM – nhưng thực tế không thể rút trực tiếp từ tài khoản phong tỏa.
Cách tránh: Ngay khi sang Đức, hãy mở tài khoản thanh toán (z.B. N26, Sparkasse…) và liên kết với tài khoản phong tỏa để nhận tiền hằng tháng.
Lỗi 3: Không kiểm tra phí giao dịch và thời gian xử lý
Vì sao xảy ra: Mỗi ngân hàng có mức phí chuyển tiền khác nhau, đặc biệt là khi chuyển giữa các ngân hàng quốc tế hoặc nội địa.
Cách tránh: Trước khi thực hiện rút tiền, hãy tra cứu biểu phí, thời gian chuyển khoản và xác minh xem có yêu cầu giấy tờ gì đi kèm không. Một số ngân hàng yêu cầu xác nhận địa chỉ mới nếu bạn đã chuyển chỗ ở.
Lỗi 4: Không cập nhật thông tin cư trú với ngân hàng
Vì sao xảy ra: Khi bạn đổi chỗ ở tại Đức nhưng không thông báo với ngân hàng, hồ sơ lưu trú có thể không khớp, dẫn đến gián đoạn chuyển khoản.
Cách tránh: Luôn cập nhật địa chỉ mới với ngân hàng hoặc đơn vị quản lý tài khoản phong tỏa. Việc này cũng cần thiết khi gia hạn visa hoặc xin giấy tờ hành chính.
Mẹo nhỏ giúp bạn rút tiền dễ dàng hơn:
- Nên đặt lịch rút tiền cố định mỗi tháng để theo dõi.
- Luôn giữ email/số điện thoại cập nhật với ngân hàng để nhận thông báo tự động.
- Chụp lại biên nhận giao dịch mỗi lần rút tiền để làm bằng chứng khi có s
Lời kết
Mở tài khoản phong tỏa Đức tối thiểu là bao nhiêu tiền? – Đây không chỉ là câu hỏi phổ biến, mà còn là điều kiện bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét visa. Nếu bạn nạp thiếu chỉ 1 EUR, hồ sơ hoàn toàn có thể bị trả về. Đã có nhiều trường hợp bị từ chối chỉ vì tính sai mức phong tỏa hoặc không cập nhật kịp quy định mới. Đừng ước lượng theo cảm tính – hãy xác minh kỹ thông tin từ Đại sứ quán hoặc ngân hàng trước khi chuyển tiền. Một bước cẩn trọng hôm nay sẽ giúp bạn tránh được rủi ro không đáng có trong hành trình du học Đức.