6 trường hợp KHÔNG nên đi du học nghề Đức – Cảnh báo vỡ mộng

dinhjvnet

Hiện nay, nhiều bạn trẻ tìm đến du học nghề Đức bởi kỳ vọng con đường “dễ đi, lương cao và định cư dễ dàng”. Nhưng thực tế không ít trường hợp bỏ dở giữa chừng vì nhận ra không phù hợp. Vậy những ai không nên đi du học nghề Đức? Bài viết này sẽ chỉ ra 6 trường hợp cụ thể và đưa ra lời khuyên hữu ích để bạn cân nhắc kỹ trước khi quyết định. 

ai không nên đi du học nghề Đức
Tìm hiểu: ai không nên đi du học nghề Đức

Du học nghề Đức tốt nhưng không dành cho tất cả

Du học nghề Đức là hướng đi tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam, nhưng không phải ai cũng phù hợp. Chương trình này không dành cho những bạn chỉ muốn đi nước ngoài để thay đổi môi trường sống, chưa có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp hoặc nghĩ rằng học nghề là con đường “dễ đi”. 

Ở Đức, môi trường học tập và làm việc yêu cầu cao về tính kỷ luật, đúng giờ, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm. Nếu bạn ngại nói chuyện, chán nản hoặc không chịu được áp lực,… rất dễ cảm thấy mệt mỏi, hụt hẫng. 

Rất nhiều trường hợp vì chưa chuẩn bị tâm lý hoặc chạy theo xu hướng đám đông. Dẫn đến bỏ dở giữa chừng, vừa tốn kém chi phí, vừa ảnh hưởng đến tương lai.

Như vậy, du học nghề Đức là con đường mở ra cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống ổn định cho đông đảo bạn trẻ Việt Nam. Nhưng để đạt được thành công, các bạn cần chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc, nỗ lực và quyết tâm cao.

6 trường hợp KHÔNG nên đi du học nghề Đức

Trên thực tế, không phải bạn nào cũng đủ sẵn sàng để bắt đầu hành trình học tập và làm việc ở Đức. Vậy, ai không nên đi du học nghề Đức? người dễ bỏ cuộc, không muốn học tiếng Đức, không muốn xa gia đình, khả năng chịu áp lực kém,… Việc nhận biết rõ các trường hợp giúp bạn tránh những lựa chọn vội vàng và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình tại Đức.

Không muốn học tiếng Đức

Tiếng Đức là nền tảng không thể thiếu khi bạn du học nghề tại Đức. Từ học lý thuyết, làm việc thực hành đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn ngại học ngôn ngữ mới, thiếu kiên nhẫn hoặc dễ chán nản sẽ rất khó hòa nhập môi trường đào tạo và làm việc bên Đức. Vì vậy, những bạn chưa sẵn sàng đầu tư nghiêm túc cho việc học tiếng Đức thì không nên lựa chọn con đường du học nghề.

Ngại học tiếng Đức
Nhiều bạn muốn đi du học Đức nhưng lại ngại học tiếng Đức

Dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn

Khi qua Đức, bạn phải đối mặt với lịch học dày, công việc thực hành đòi hỏi thể lực, môi trường kỷ luật và sự khác biệt văn hóa. Những bạn dễ bỏ cuộc khi gặp áp lực hoặc không quen khó khăn thì đây không phải con đường phù hợp. Việc bỏ dở giữa chừng không chỉ gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến tinh thần.

Muốn “sang nước ngoài cho biết” chứ không có mục tiêu rõ ràng

Không ít bạn chọn du học nghề Đức chỉ vì thấy đông người tham gia, muốn trải nghiệm cảm giác sống ở châu Âu. Chứ thực tế không xác định bản thân muốn học gì, làm gì và mục tiêu thế nào. Điều này có thể khiến các bạn thiếu động lực, cảm thấy lạc lõng trong thời gian sinh sống bên Đức. Nếu rơi vào trường hợp này lời khuyên rằng các bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi chọn du học nghề chlb Đức.

Không chịu được môi trường kỷ luật và nguyên tắc

Người Đức nổi tiếng đúng giờ, rõ ràng và nguyên tắc. Trong khi đó, nhiều bạn trẻ Việt Nam đang quen với tự do, thoải mái trong sinh hoạt và học tập. Khi bước vào môi trường đào tạo nghề ở Đức, bạn cần tuân thủ quy định chặt chẽ, chịu sự giám sát từ nhà trường và doanh nghiệp. Điều này khiến các bạn cảm thấy bó buộc, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.

Không muốn sống xa gia đình, thiếu khả năng tự lập

Cuộc sống tại Đức hoàn toàn khác biệt, không có người thân hỗ trợ. Mọi việc từ ăn uống, đi lại, giấy tờ, khám bệnh,… các bạn đều phải tự xử lý. Nếu bạn là người quá phụ thuộc vào gia đình, ngại thay đổi môi trường hoặc chưa từng tự lập xa nhà, việc thích nghi tại Đức có thể là rào cản lớn.

Bị phụ huynh ép đi nhưng bản thân không muốn

Có nhiều trường hợp bạn trẻ đi du học nghề Đức không phải vì mong muốn mà do gia đình kỳ vọng hoặc ép buộc. Khi bản thân không hứng thú với ngành học, bước vào hành trình này chỉ khiến tâm lý ngày càng nặng nề. Du học nghề ở Đức đòi hỏi nỗ lực và động lực từ chính người học. Nếu thiếu sự chủ động, bạn dễ mất phương hướng và tăng khả năng bỏ cuộc giữa chừng. 

👉 Tìm hiểu thêm: Nhược điểm du học nghề Đức – Ít ai biết 

Nếu bạn thuộc nhóm không phù hợp – nên làm gì?

Không phải ai cũng sẵn sàng bước vào hành trình du học nghề Đức. Quan trọng là bạn nhận ra điều đó trước khi quá muộn, để chọn hướng đi phù hợp hơn với bản thân. Nếu bạn cảm thấy mình nằm trong nhóm “ai không nên đi du học nghề Đức” đừng vội bỏ cuộc. Cùng tham khảo một vài bí quyết dưới đây.

– Dành thêm thời gian tìm hiểu: Đừng vội đăng ký nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về chương trình, ngành học, cuộc sống tại Đức.
– Trao đổi với người có kinh nghiệm: Chủ động gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ của những người đã từng tham gia, giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn.
– Rèn luyện thêm trước khi quyết định: Nếu bạn chỉ đang gặp khó khăn về tiếng Đức, bạn hoàn toàn có thể cải thiện. Bằng cách đăng ký lớp học tiếng, bắt đầu ôn tập sớm, đều đặn mỗi ngày.
– Thẳng thắn nhìn lại bản thân: Việc thành thật với cảm xúc và xác định rõ mục tiêu, mong muốn giúp bạn tránh chọn sai hướng chỉ vì áp lực từ gia đình hoặc bạn bè. 

👉 Xem ngay: Thời điểm này, có nên đi du học nghề tại Đức?

Tự đánh giá: Bạn có phù hợp để học nghề Đức không?

Trước khi quyết định du học nghề Đức, điều quan trọng nhất là bạn cần đánh giá xem bản thân có thật sự phù hợp với chương trình này không. Hãy tự hỏi: bạn có sẵn sàng học tiếng Đức nghiêm túc đến trình độ B1? Bạn có chịu được áp lực khi vừa học vừa làm trong môi trường kỷ luật? Bạn có khả năng sống tự lập? Qua đó, các bạn dễ dàng đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân.

Ngược lại, nếu bạn chưa từng sống xa nhà, ngại thay đổi, dễ nản khi gặp khó khăn hoặc không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nên cân nhắc thêm thời gian để chuẩn bị kỹ hơn. 

Ví dụ câu chuyện của bạn du học sinh – Nguyễn Ngọc Ánh. Yêu thích nước Đức ngay từ khi học năm cấp 3 và mong muốn theo đuổi ngành marketing tại đây. Thế nhưng, rào cản lớn nhất khiến Ánh chùn bước chính là tiếng Đức. Điều này làm Ánh cảm thấy tự ti và cho rằng bản thân không phù hợp.

Nhưng cuối cùng thay vì bỏ cuộc, Ánh quyết định cho mình cơ hội thử sức: bắt đầu với lớp học tiếng vỡ lòng, làm quen từ những mẫu câu cơ bản và dần dần Ánh không còn sợ nữa. Sau 7 tháng, Ánh có thể nghe hiểu những đoạn hội thoại cơ bản, giới thiệu bản thân, thậm chí luyện thi lấy bằng B1. Càng học, Ánh càng cảm thấy mình tiến gần hơn với giấc mơ đặt chân đến nước Đức. Và điều quan trọng, từ chỗ từng nghĩ mình “không hợp”, Ánh đã chứng minh chỉ cần đủ kiên trì và nghiêm túc, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục theo đuổi con đường du học nghề.

👉 Cập nhật nhanh: TRỌN BỘ thông tin mới nhất về chương trình du học nghề Đức 

Vì sao nhiều bạn “vỡ mộng” sau vài tháng ở Đức?

Nhiều bạn trẻ sang Đức mang theo kỳ vọng về một môi trường hiện đại, công việc nhẹ nhàng và cuộc sống dễ chịu hơn ở Việt Nam. Nhưng chỉ sau vài tháng, họ bắt đầu cảm thấy vỡ mộng vì những điều không ai nói trước. Lý do bởi:

Vỡ mộng khi du học nghề bên Đức
Trên thực tế có nhiều bạn vỡ mộng sau vài tháng ở Đức

Không tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi đi

Nhiều bạn tham gia chỉ vì nghe lời giới thiệu từ người quen hoặc chạy theo xu hướng. Mà không tìm hiểu sâu về ngành học, điều kiện sống, yêu cầu ngôn ngữ. Khi sang Đức, bạn mới phát hiện ngành học không phù hợp, công việc không như tưởng tượng, dẫn đến hụt hẫng và chán nản.

Thiếu chủ động, kết nối mọi người 

Khác với môi trường ở Việt Nam, nơi bạn dễ làm quen, trò chuyện với bạn bè. Người Đức thường sống khép kín, tôn trọng không gian riêng. Việc không chủ động hỏi han, chia sẻ hoặc tìm cách làm quen với bạn học, đồng nghiệp, người bản xứ,… khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt. Nhiều bạn “vỡ mộng” vì cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập.

Kỳ vọng quá cao, thực tế quá khác

Nhiều bạn hình dung cuộc sống ở Đức nhẹ nhàng, tự do, kiếm nhiều tiền. Nhưng sự thật du học nghề Đức lịch học và làm việc khá dày, lương thực tập đủ trang trải sinh hoạt cơ bản, không dư giả quá nhiều. Khi thực tế không giống kỳ vọng, tâm lý vỡ mộng là điều khó tránh.

Lời khuyên 

Nếu bạn đang cân nhắc đi du học nghề Đức, đừng vội chạy theo số đông hay những lời quảng cáo hấp dẫn. Thực tế, không ít bạn đã phải bỏ dở chỉ sau vài tháng vì nhận ra bản thân không phù hợp. Việc xác định rõ ai không nên đi du học nghề Đức là điều cần thiết để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc. Nếu bạn không có động lực học tiếng Đức, không chịu được môi trường kỷ luật, sợ sống xa nhà,… hãy dừng lại và suy nghĩ kỹ hơn.

Du học nghề không phải là con đường dành cho người mơ hồ hay chọn cho có. Nếu chưa sẵn sàng, bạn hãy dành thời gian để rèn luyện, tìm hiểu và chuẩn bị tốt hơn. Đi Đức không quá khó nhưng để hòa nhập tốt, duy trì cuộc sống ổn định mới chính là điều quan trọng.


Bài viết liên quan