5 Lễ hội hấp dẫn của mùa xuân Nhật Bản

vuthuong

Làm việc tại Nhật đang là ước mơ của nhiều bạn trẻ ngày nay. Bên cạnh việc tích lũy được kinh nghiệm làm việc và số vốn nhất định, văn hóa và môi trường sống tại Nhật thực sự là điều đáng trải nghiệm cho người lao động. Trong không khí rạo rực chào đón xuân năm mới, vậy liệu mùa xuân Nhật Bản có giống với Việt Nam và thú vị không? Hãy cùng JVNET khám phá bức tranh phác họa 5 lễ hội hấp dẫn của mùa xuân tại xứ sở hoa anh đào.

5 lễ hội mùa xuân Nhật Bản đặc sắc
Khám phá bức tranh phác họa 5 lễ hội hấp dẫn của mùa xuân ở Nhật

Tết truyền thống Oshougatsu

Mùa xuân Nhật Bản bắt đầu với lễ hội chào đón năm mới – Oshougatsu. Oshougatsu trong tiếng Nhật có nghĩa là tháng Giêng mang ý nghĩa như sự khởi đầu cho một năm mới tràn đầy thịnh vượng. 

Trước đây, Nhật Bản cũng ăn tết cổ truyền theo lịch của Trung Hoa. Tuy nhiên vào khoảng những năm 1870, đất nước Nhật bước vào cuộc cải cách duy tân của Thiên hoàng Minh Trị. Sau đó nền kinh tế và xã hội lúc này có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt Âu hóa dần trở thành trào lưu từ thời điểm đó. Do vậy năm 1873, Nhật Hoàng quyết định dùng lịch Dương để sinh hoạt và làm việc phù hợp hơn với các phương Tây. Đến năm 1873 người dân Nhật chính thức đón Tết theo lịch Dương và cho đến tận ngày nay.

Tết truyền thống Oshougatsu mùa xuân Nhật Bản
Oshougatsu có nghĩa là tháng Giêng mang ý nghĩa như sự khởi đầu cho một năm mới thịnh vượng (nguồn Internet)

Vào trước ngày Tết Oshougatsu diễn ra, người Nhật sẽ lau dọn nhà cửa và treo những cây tre hay bùa hộ mệnh trước cửa nhà. Bởi họ tin rằng những đồ vật này sẽ tượng trưng cho sự may mắn và xua đuổi được vận đen, tà ma,… Ngoài ra người Nhật còn quan niệm rằng, đón mặt trời mọc vào ngày này sẽ giúp gia đình có một năm mới an lành, thịnh vượng.

Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami 

Hoa anh đào được xem là biểu tượng được nhiều người biết đến nhất khi nhắc đến Nhật Bản. Loài hoa này có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng thưởng hoa trong văn hóa Nhật mới là điểm đặc biệt gây ấn tượng với bạn bè năm châu.

Lễ hội hoa anh đào Hanami mùa xuân ở Nhật 
Nhiều gia đình, nhóm bạn cùng nhau hàn thuyên và thưởng thức những ly rượu sake dưới những tán cây hoa anh đào (nguồn Internet)

Lễ hội ngắm hoa anh đào truyền thống có nguồn gốc từ thời Nara năm 710. Có thể hiểu rằng “Hana” trong tiếng Nhật là hoa và “mi” có nghĩa là ngắm. Do khí hậu các khu vực khác nhau nên hoa anh đào thường nở rộ ở các tỉnh phía Nam sau đó trải dần lên các tỉnh phía Bắc. Vì lý do này, những người yêu thích ngắm hoa có thể du lịch từ Nam ra Bắc để thưởng lãm hay hòa mình vào không khí lễ hội trên mọi miền đất nước.

Vào thời điểm hoa anh đào nở bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều gia đình, nhóm bạn hay các cặp tình nhân cùng nhau hàn thuyên, tâm sự và thưởng thức những ly rượu sake dưới những tán cây hoa anh đào.

Lễ hội Sanja mùa xuân Nhật Bản

Sanja Matsuri được tổ chức tại Tokyo vào tuần thứ 3 của tháng 5 hàng năm. Lễ hội này mang ý nghĩa như để tưởng nhớ 3 vị thần đã lập ra đền Sensoji.

Sanja Matsuri của mùa xuân ở nhật bản
Người dân kéo nhau xuống đường để chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu truyền thống (nguồn Internet)

Vào ngày này, người dân kéo nhau xuống đường để chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu truyền thống. Trong khuôn viên lễ hội có hơn 100 đền thờ di động (mikoshi) được mang đi diễu hành. Những chiếc kiệu Mikoshi mang theo các vị thần được rước vòng quanh thị trấn bởi những thanh niên tình nguyện. Người ta tin rằng vào ngày này mỗi năm, các vị thần này sẽ rời khỏi đền của mình để tới thăm địa phương và ban phát điều tốt đẹp đến các giáo dân. Hoạt động tín ngưỡng này có ý nghĩa cầu chúc cho doanh nghiệp tại địa phương phát triển thịnh vượng trong năm mới.

Nếu có cơ hội được tham gia lễ hội Sanja, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm nhiều loại hình múa cổ truyền, và có một cái nhìn tổng quát về cách những người dân của Edo (hiện nay là Tokyo) tổ chức các đợt lễ hội trong quá khứ.

Lễ hội Búp bê Hina mùa xuân ở Nhật

Hina Matsuri là lễ hội dành cho các bé gái tại đây. Vào ngày 3 tháng 3 hàng năm, các gia đình sẽ có dịp họp mặt cùng trang trí và chia sẻ bộ sưu tập búp bê của mình. Sau đó tham gia buổi tiệc nhỏ cùng nhau, dùng những món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe như cơm đậu đỏ Sekihan, bánh dày Hishi – mochi, rượu ngọt Shirozake và các loại bánh đầy màu sắc. 

món ăn mùa xuân Nhật Bản
Các món ăn đầy màu sắc trong lễ hội búp bê Hina (nguồn Internet)

Lễ hội búp bê Hina bắt nguồn từ phong tục hina nagashi (búp bê trôi sông). Theo truyền thuyết, vào ngày diễn ra lễ hội, giới quý tộc sẽ thả những con búp bê được làm bằng giấy và cây xuống sông hoặc biển. Họ tin rằng, những con búp bê sẽ mang và hóa giải những điều không tốt cho con gái họ. Vì ý nghĩa tôn giáo đó mà từ thế kỷ 11, gia đình ở  Nhật đã bắt đầu làm búp bê cho các bé gái. 

Lễ hội Cá chép Koinobori

Nếu Hina matsuri là ngày dành cho các bé gái thì Koinobori Matsuri là lễ hội dành cho các bé trai. Lễ hội này diễn ra từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5 tại Gunma. 

Theo thông tục vào những dịp lễ này những gia đình có con trai sẽ treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Những hình cá chép này được gọi là Koinobori. Những dải cờ được trang trí lộng lẫy bay phấp phới trên bầu trời xuân. Màu sắc chủ yếu của những lá cờ cá chép Koinobori thường là đỏ, xanh và đen. 

hình ảnh Koinobori trong mùa xuân ở nhật
Koinobori được trang trí lộng lẫy bay phấp phới trên bầu trời mùa xuân Nhật Bản (nguồn Internet)

Người Nhật quan niệm treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai có sức khỏe cường tráng và tinh thần dũng mãnh. Bên cạnh đó, trong lễ hội này các gia đình thường làm Kashiwa Mochi nhân đậu đỏ, Obento hình cá chép hoặc làm bánh tro Chimaki… 

Cùng với khí hậu ấm áp, mùa xuân Nhật Bản thực sự là thời điểm thích hợp cho người lao động có cơ hội khám phá văn hóa, lễ hội đặc sắc tại xứ sở Phù Tang. Nếu bạn cũng yêu thích đất nước Nhật và mong muốn đi Nhật làm việc liên hệ ngay đến Hotline 0815.585.585. JVNET sẽ tư vấn chi tiết các thông tin về điều kiện, thủ tục, hồ sơ,… nhanh và chính xác nhất.


Bài viết liên quan