Ngành nghề CẤM đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài làm việc

member1

Thực tế nhu cầu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hướng xuất khẩu lao động trở nên rất phổ biến hiện nay. Nó không chỉ là nguồn thu nhập chính cho lao động mà còn giúp họ tiếp cận với môi trường sống mới văn hóa mới, khoa học công nghệ mới. Tuy nhiên trước khi đăng ký đơn hàng đi XKLĐ, họ cũng nên biết những ngành nghề nào thuộc diện bị cấm. JVNET hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này.

NLĐ cần tìm hiểu ngành nghề cấm đi XKLĐ Nhật Bản
NLĐ cần tìm hiểu ngành nghề cấm đi XKLĐ Nhật

Khu vực người lao động bị cấm đi làm việc ở nước ngoài

Các công ty xí nghiệp không được phép đưa lao động tới những khu vực này để làm việc theo quy định: khu vực ở nước ngoài có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm. Một số khu vực được nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc được quy định cụ thể.

Ngành nghề cấm lao động Việt đi XKLĐ sang Nhật Bản

Theo thống kê hiện nay, có gần 80 ngành nghề mà lao động Việt đã và đang làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên những ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam; công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam thuộc danh mục bị cấm. Dưới đây là chi tiết danh mục nghề và công việc cấm đi làm việc ở Nhật Bản:
– Công việc liên quan tới vũ công, ca sĩ, massage làm việc tại các nhà hàng khách sạn hoặc các trung tâm giải trí

ngành cấm đi XKLĐ Xem ngay: GIẢI ĐÁP 1001 vấn đề về xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất

– Công việc người lao động phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, dioxit thủy ngân.
– Công việc người lao động tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.
– Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất axit nitoric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động.
– Công việc đi săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập
– Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương) có mức độ nguy hiểm cao cho người lao động.
– Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
– Công việc mà nước tiếp nhận lao động và chính phủ Việt Nam đều quy có quy định cấm 


Bài viết liên quan