Có gần 90.000 lao động VN đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2016

member1

JVNET.VN – Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 9 tháng đầu năm 2016 có 88.049 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giảm 1.67% so với 9 tháng đầu năm 2015. Riêng trong tháng 9, các doanh nghiệp đã cung ứng được 11.084 lao động, giảm 0,94% so với tháng 8 liền kề.

Có gần 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2016
Có gần 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2016

1. Khu vực Đông Bắc Á

Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 80.472 người, chiếm tỷ trọng 91,39% tổng số đưa đi, tăng 2,40% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó:

Lao dộng đi làm việc tại Đài Loan:

47.117 người, giảm 13,83% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô lao động đi làm việc tại Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác với tỷ trọng là 59,55% số lao động đưa đi trong khu vực này và 53,51% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng đầu năm 2016.

Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.235 người. Riêng tháng 09 Đài Loan tiếp nhận 5593 người giảm 9,67% so với tháng 08 liền kề.

Lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

26.957 người, tăng 38,17% so với số lượng cung ứng cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 2.995 người. Trong tháng 09 con số này là 4.283 người.

Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc:

6.161 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 684 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng 67,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9 con số này là 465 người.

Lao động đi làm việc tại Macao:

227 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 25 người, giảm 33,23% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 09, Macao tiếp nhận 28 người.

2. Khu vực Đông Nam Á

Có 1.891 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 2,15% tổng số lao động đưa đi, giảm 60,66% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động sang làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 1.686 người, chiếm 98,78% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 60,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 208 lao động.

lao-dong-viet-nam-nuoc-ngoai01

3. Khu vực Trung Đông và Châu Phi

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 4.419 lao động, chiếm 5,02% tổng số lao động đưa đi, tăng 7,96 % so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 4 thị trường có số lượng đáng kể đó là: UAE với 537 người, Ả Rập Xê Út: 2.931 người, Quatar:664 người và Isarel:250 người.

Số lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là 996 người, chiếm 1,13% tổng số lao động đưa đi, giảm 35,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ cos 3 thị trường tiếp nhận lao động, đó là:Algieri: 960 người, giảm 34,56%, Mozambic: 28 người và Togo là 8 người.

4. Các khu vực khác

Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 271 người, chiếm 0,31 % tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Thổ nhĩ kỳ:tiếp nhận 135 người, CH Sip: 27 người, Hoa kỳ: 24 người, Belarusia: 14 người và Italia: 23 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 32.964 người, chiếm 37,44% tổng số lao động đưa đi, tăng 56,53% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu trong 9 tháng đầu năm có 24 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, vẫn chí có 5 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê Út, trong đó quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam tại 2 thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm 92,05% tổng số lao động đưa đi khu vực Đông Bắc Á và chiếm 84,13% tổng số lao động đưa đi các thị trường.

Tóm lại trong 9 tháng đầu năm 2016, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á và chủ yếu ở hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản, trong đó thị trường Nhật Bản có tốc độ gia tăng cao hơn. Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam đồng thời thị trường một số nước khu vực Trung Đông cũng có xu hướng tăng dần quy mô tiếp nhận lao động.

Theo: Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam số 73


Bài viết liên quan