3 nguyên tắc vàng cần lưu ý khi làm việc tại Nhật Bản

member1

Khi có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhiều người nghĩ rằng môi trường làm việc tốt, mức lương cao là một nơi lý tưởng để kiếm tiền. Tuy nhiên, khi sang Nhật bắt đầu công việc thì nhiều lao động Việt Nam đã không tránh khỏi bị sốc, khó thích nghi được với môi trường mới. Hãy cùng tham khảo 3 nguyên tắc vàng sau đây để giúp bạn có thể làm việc tốt nhất tại thị trường lao động khó tính này nhé.

Làm việc tại Nhật

Nguyên tắc 1: Kỷ luật

Môi trường làm việc ở bất kỳ đâu cũng cần có sự kỷ luật. Môi trường làm việc tại Nhật Bản thì kỷ luật càng được đề cao hơn nữa.

Có rất nhiều lao động Việt Nam quen với phong cách làm việc phóng khoáng, tự do. Nên khi bước vào môi trường làm việc ở Nhật Bản sẽ cảm thấy vô cùng gò bó. Người Nhật họ quản lý thời gian rất chặt chẽ, kỷ luật luôn được đặt lên hàng đầu.

Có lần nghiệp đoàn tại Nhật sang làm việc với công ty mình. Đúng 8h sáng là họ bắt tay vào công việc, không giống như kiểu Việt Nam đến cơ quan từ 8h nhưng còn phải ăn sáng, uống nước, tán gẫu mới bắt tay vào công việc. Đến 11h trưa là lại mon men chờ nghỉ ăn trưa.

Kỷ luật

Người Nhật thì khác, họ làm việc say mê và nhiệt tình, nhiệt tình đến nỗi quên cả ăn và nghỉ ngơi. Ngày hôm đó, mình được giao nhiệm vụ làm việc cùng nghiệp đoàn Nhật. Mình cũng là người làm việc có nguyên tắc, có kỷ luật nhưng có gì đó vẫn mang phong cách Việt Nam. Khoảng 12h trưa, bên nghiệp đoàn Nhật không đoái hoài gì đến việc nghỉ trưa và ăn trưa. Mình có mạnh dạn hỏi điều này, bạn biết họ trả lời thế nào không? “Việc chưa xong không thể nào yên tâm ăn được”. Thế là mình phải lẽo đẽo theo sau đến tận 2h chiều với bộ dạng người mệt lử và cái bụng đói meo. Nhưng khi xong việc thì họ rất vui, mình cảm thấy hình như khi làm việc họ không biết mệt và đói thì phải. Chỉ vậy thôi, bạn cũng thấy được sự say mê và nghiêm túc trong công việc của người Nhật Bản.

Lý do mà người Nhật đặt vấn đề kỷ luật rất cao là: Quản lý nhân sự một cách chặt chẽ, dựa trên yếu tố kỷ luật giữ vững mọi hoạt động và hạ thấp những rủi ro nhất định.

giải đáp XKLĐ NhậtXem thêm: Giải đáp 1001 vấn đề về xuất khẩu lao động Nhật Bản 

Nguyên tắc 2: Chất lượng sản phẩm là ưu tiên số 1

Trong môi trường nào cũng vậy, tất cả đều mong muốn hiệu quả công việc đạt tối đa nhất. Hiệu quả công việc không chỉ là ở số lượng mà cả ở chất lượng sản phẩm. Đối với môi trường làm việc tại Nhật lại càng quan trọng hơn. Người Nhật coi chất lượng sản phẩm là ưu tiên số 1, vì vậy bạn làm chậm cũng không quá nghiêm trọng nhưng phải ra sản phẩm có chất lượng tốt.

Nếu như cùng loại sản phẩm được giao cho 2 lao động. Một người hoàn thành công việc này chỉ trong 2 ngày nhưng chất lượng sản phẩm không cao. Còn người kia, cũng làm sản phẩm đó nhưng kéo dài 3 hay 4 ngày. Nhưng đến khi giao sản phẩm và qua khâu kiểm tra, thì sản phẩm được đánh giá chất lượng tốt.

Bạn đừng nghĩ làm nhanh, làm nhiều là tốt. Người Nhật họ cũng rất cần nhanh, cần nhiều nhưng sản phẩm phải chất lượng. Đặc biệt, tại Nhật rất nhiều công việc thường làm theo dây chuyền nên không đòi hỏi bạn phải làm quá nhanh, hãy làm theo tốc độ vừa phải và đề cao chất lượng.

Chế biến thực phẩm được nhiều nữ giới lựa chọn khi đi XKLĐ Nhật Bản

Nguyên tắc 3: Chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại

Đằng sau sự cẩn thận chính là sự cần cù, nhẫn nại. Hầu hết các chủ xí nghiệp Nhật đều coi trọng sự chăm chỉ. Chính sự chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại sẽ mang đến hiệu quả công việc cao. Đây chính là đức tính tốt mà người Nhật luôn kỳ vọng vào người lao động. Bởi những điều đó, sẽ mang lại lợi ích cho công ty, cho tập thể.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn cũng thấy được các chủ xí nghiệp Nhật có những mong đợi và sự kỳ vọng như thế nào đối với người lao động. Vì thế, bạn đã quyết định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì hãy nên ghi nhớ 3 nguyên tắc vàng trên nhé.

 


Bài viết liên quan