Xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ là thị trường số 1 tại Việt Nam

member1

JVNET – Trong năm 2017, xuất khẩu lao động được nhiều lao động Việt lựa chọn. Bởi mức thu nhập cao, ổn định, môi trường làm việc lý tưởng và chế độ đãi ngộ tốt. Theo đánh giá của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2017 là năm thành công nhất trong hoạt động xuất khẩu lao động với con số vô cùng ấn tượng.

XKLĐ nhật
Nhật Bản dần trở thành thị trường việc làm số 1 tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH cho biết: Tính đến hết tháng 11/2017, cả nước đã đưa thành công 118.859 người đi xuất khẩu lao động, đạt 113,2% kế hoạch năm 2017. Con số này đã vượt chi tiêu đặt ra trong năm 2017 là đưa 105.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một bước đệm tốt cho công tác xuất khẩu lao động năm 2018 với nhiều thành công mới.

Năm 2017, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) là hai thị trường có số lượng người lao động tham gia lớn nhất tại Việt Nam. Dự kiến năm 2018, tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động vẫn sẽ tập trung vào 2 thị trường này. Đặc biệt là thị trường việc làm Nhật Bản. Nhiều chuyên gia nhận định, trong năm 2018, Nhật Bản sẽ là thị trường xuất khẩu lao động số 1 tại Việt Nam. Bởi năm 2018, thị trường việc làm Nhật Bản có nhiều thay đổi tích cực và có lợi cho người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.

4 thay đổi tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018

– Mức lương cơ bản của lao động làm việc tại Nhật Bản tăng mạnh: Cụ thể, từ ngày 01/01/2018, mức lương cơ bản của người lao động tăng từ 789 yên/giờ lên 823 yên/giờ. Quyết định này được áp dụng cho tất cả lao động làm việc tại 47 tỉnh Nhật Bản.

– Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản: Hiện tại, hầu hết các Công ty xuất khẩu lao động uy tín đều bỏ khoản tiền bỏ cọc chống trốn. Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động và giúp người lao động yên tâm hơn khi làm việc tại Nhật. Đặc biệt là giảm tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài làm việc, ăn cắp nhằm mục đích hoàn vốn nhanh.

– Gia hạn thêm thời gian làm việc tại Nhật tối đa lên 5 năm: Quyết định này áp dụng cho tất cả thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản.

– Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018, đa dạng ngành nghề: Hiện tại, phần lớn lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thuộc các ngành nghề lao động phổ thông như cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, may mặc, nông nghiệp, xây dựng,… Sang năm 2018, Nhật Bản mở rộng thêm nhiều ngành nghề đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí, điều dưỡng – hộ lý,…

xkld Xem thêm: Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021: Ngành nào lương cao nhất?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: lo ngại vấn đề bỏ trốn

Bên cạnh những mặt tích cực mà chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản mang lại thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề còn chưa giải quyết được. Đó là tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Nhật tăng cao. Hiện tại, tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Nhật Bản khoảng 3%. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản từng tuyên bố, nếu tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn quá 5% thì sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho lao động Việt.

Thu hồi giấy phép
Bộ LĐTBXH thu hồi giấy phép của 46 doanh nghiệp XKLĐ

Để tăng cường quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, ngày 6/11/2017, Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH đã thu hồi giấy phép hoạt động của 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Lý do vi phạm quy định trong Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời siết chặt hơn trong công tác quản lý và cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp tuyển chọn và đào tạo lao động đi xuất khẩu lao động.

xkld Xem thêm: Vì sao thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về nước trước hạn? 

Người lao động cần cảnh giác khi đi xuất khẩu lao động

Để không bị lừa đảo khi đi xuất khẩu lao động, người lao động cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về chương trình và cảnh giác những lời dụ dỗ ngon ngọt của cò mồi, môi giới xklđ. Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản JVNET khuyến cáo người lao động nên đăng ký tham gia chương trình XKLĐ tại những doanh nghiệp được Bộ LĐTB&XH cấp giấy phép. Ngoài ra, người lao động nên trực tiếp đến trụ sở của công ty để tìm hiểu, không nên tin những lời tư vấn của cò mồi, môi giới.


Bài viết liên quan