Tổng hợp những thắc mắc thường gặp của thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản

member1

Trong thời gian qua, các bạn thực tập sinh (TTS) đều có nhiều thắc mắc liên quan đến các nội dung như mức lương, các chế độ, quyền lợi của thực tập sinh… mà không biết phải hỏi ai. Chính vì vậy, trong bài viết này JVNET sẽ tổng hợp lại và giải đáp một số thắc mắc mà các bạn thực tập sinh thường gặp trong và sau quá trình đi thực tập sinh tại Nhật Bản.

Thực tập sinh có thể tiết kiệm được khoảng bao nhiêu tiền?

Điều này sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ bản trên hợp đồng mà bạn ký các xí nghiệp tại Nhật Bản. Về cơ bản, mức lương đó dao động từ 125.000 – 150.00 yên/tháng. Sau khi trừ tất cả chi phí như tiền nhà, tiền ăn uống, điện nước, tiền thuế, bảo hiểm và một số khoản lặt vặt khác. Mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm được từ 9.000 – 10.000 yên/tháng. Tháng nào có nhiều việc làm thêm thì số tiền này có thể lên tới 100.000-120.000 yên/tháng.

Như vậy, sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền từ 600-700 triệu đồng. Ngoài ra, sau 3 năm trở về Việt Nam, bạn có thể làm thủ tục lấy lại tiền Nenkin đã đóng. Số tiền này vào khoảng trên dưới 30 man, số tiền nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào số tiền thuế mà bạn đóng tại Nhật.

Tong-hop-nhung-thac-mac-cua-tts
Tổng hợp những thắc mắc thường gặp của thực tập sinh Việt Nam tại Nhật

Thực tập sinh có thể bảo lãnh vợ hoặc chồng theo dạng visa gia đình được không?

Câu trả lời là KHÔNG

Cụ thể các loại visa có thể bảo lãnh vợ/chồng (và cả con) sang Nhật theo dạng visa gia đình bao gồm: giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, y tế, truyền thông báo chí, đầu tư- kinh doanh, hoạt động văn hóa nghệ thuật, nghiệp vụ luật- kế toán, nghiên cứu, giáo dục, kĩ thuật, các ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ quốc tế – nhân văn, chuyển trụ sở công tác, kỹ năng, du học.

Trong danh sách này, không có visa dành cho thực tập sinh. Vì vậy, các bạn TTS không thể bảo lãnh vợ/chồng và con sang Nhật sống cùng theo dạng visa gia đình được.

Điều này xuất phát từ mục đích của chương trình thực tập sinh, mục đích của chương trình là chuyển giao kỹ thuật để thực tập sinh trở thành những người sẽ đóng góp kỹ năng đã học tập được tại đất nước Nhật Bản trở về đóng góp vào phát triển nền kinh tế – kỹ thuật ở nước mình. Như vậy, chương trình này mang ý nghĩa hỗ trợ các nước đang phát triển về mặt khoa học, kỹ thuật.

Điều đó có nghĩa là mục đích của các bạn TTS là học hỏi kiến thức – kỹ thuật- kỹ năng càng nhanh càng tốt, chứ vốn không phải là lao động để kiếm thu nhập, nên việc cho phép đón người thân sang sẽ làm chậm tiến độ của việc tiếp thu kiến thức và trái với ý nghĩa ban đầu của chương trình.

Nếu có công ty khác tiếp nhận, TTS có thể chuyển visa kỹ sư mà không cần về nước không?

Câu trả lời là KHÔNG

TTS vốn là những người được cử đi hợp tác lao động để học hỏi kỹ thuật sau đó phải sử dụng những kỹ thuật đó để phục vụ tại Việt Nam. Vì thế, về mặt lý thuyết, các bạn TTS sau khi đi tu nghiệp xong phải về nước làm một công việc liên quan đến ngành đã tu nghiệp ở Nhật thì mới coi như chính thức hoàn thành xong chương trình này. Do vậy, cho dù được công ty khác (hoặc công ty mình đang làm) đồng ý tiếp nhận vào làm nhân viên chính thức, các bạn vẫn không thể chuyển trực tiếp sang visa kỹ sư để ở lại Nhật được.

Muốn quay lại Nhật dưới dạng kỹ sư, các bạn cần về nước từ 6 tháng đến 1 năm, sau đó có thể quay lại Nhật theo dạng kỹ sư hoặc du học. Tuy nhiên, việc xét hồ sơ lần 2 này sẽ khó khăn hơn so với các bạn chưa từng đi trước đó.

Ở lại nước trái phép sau khi hết hạn hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.

TTS có thể quay lại Nhật Bản làm việc tiếp khi về nước đúng hạn không?

Câu trả lời là CÓ

Trong bối cảnh ngành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng do nhu cầu tái thiết vùng bị động đất, sóng thần cũng như xây dựng các công trình phục vụ cho thế vận hội Olympic 2020. Tháng 5/2015, Chính phủ Nhật Bản quyết định gia hạn thời gian lưu trú cho TTS nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, TTS ngành xây dựng có thể gia hạn tiếp với xí nghiệp thêm 2 năm, sau đó khi hết hạn 5 năm có thể đi tiếp lần 2.

Sau khi về nước TTS có thể lấy lại được 100% tiền Nenkin không?

Khi bạn không còn ở Nhật và không có tư cách lưu trú tại Nhật, bạn hoàn toàn có thể lấy lại được gần như 100% số tiền Nenkin đã đóng trong thời gian ở Nhật nếu biết cách làm thủ tục.

Cụ thể tiền Nenkin được lấy trong 2 lần: lần 1 (80%) và lần 2 (20% còn lại). Sau 3 năm làm việc với mức lương trung bình 12-13 man một tháng thì sau khi về nước số tiền Nenkin có thể nhận lại vào khoảng 30-35 man.

nenkin tại NhậtBạn có thể xem chi tiết cách lấy tiền Nenkin tại đây

Sau khi về nước, TTS có thể quay lại Nhật du học được không?

Câu trả lời là CÓ

Tuy nhiên, bạn cần về nước khoảng 1 năm mới có thể làm hồ sơ để quay lại thì khả năng đỗ visa sẽ cao hơn. Đồng thời, khi làm hồ sơ bạn phải hết sức cẩn thận để không có sự sai lệch trong hồ sơ giữa 2 lần xin visa.

Trường hợp bỏ trốn ra ngoài thì sau này về nước có xin lại được tiền Nenkin không?

Câu trả lời là CÓ. Chỉ cần bạn đã nộp tiền Nenkin trên 6 tháng tại Nhật thì bạn hoàn toàn có thể nhận lại tiền Nenkin dù bạn là thực tập sinh bỏ trốn ra ngoài.


Bài viết liên quan