Tìm giải pháp ‘ngăn’ lao động Việt bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động

member1

JVNET – Trong những năm trở lại đây, tình trạng lao động Việt bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động ngày càng gia tăng. Đặc biệt là những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường xuất khẩu lao động mà còn dẫn đến hậu quả nhiều nước thu hẹp, thậm chí là từ chối tiếp nhận lao động Việt.

Lao động bỏ trốn ở Nhật
TTS tuyệt đối không được bỏ trốn khi sang Nhật làm việc

Lao động Việt bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động: Nguyên nhân là vì đâu?

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH, số lượng lao động Việt bỏ trốn khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gia tăng qua các năm. Điển hình tại thị trường xklđ Hàn Quốc, năm 2012, tỷ lệ lao động Việt bỏ trốn trước và sau khi hết hạn hợp động lên đến 55%. Để giảm tỷ lệ bỏ trốn, ngày 29/07/2016, Bộ đã chính thức công bố công văn gửi Ủy ban nhân dân trực thuộc trung ương về việc ngừng tiếp nhận lao động của 44 quận/huyện trực thuộc 10 tỉnh thành phố.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động đến từ nhiều phía:
– Người lao động: Một số bộ phận lao động người Việt ý thức còn kém, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt mà không quan tâm đến hậu quả sau này.
– Công ty phái cử: Trên thực tế, vẫn còn tồn tại không ít các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu phí của người lao động vượt mức quy định; tuyển dụng lao động qua trung gian, môi giới; không thực hiện đúng cam kết với người lao động…
– Nghiệp đoàn tiếp nhận: ít việc, nghỉ nhiều dẫn đến thu nhập của người lao động thấp. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra.

Giải pháp nào ngăn chặn bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động

Để chấn chỉnh tình trạng lao động bỏ trốn khi đi làm việc ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH đã tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Vừa qua, ngày 6/11/2017, Bộ đã thu hồi giấy phép hoạt động của 46 doanh nghiệp XKLĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục triển khai những biện pháp mạnh trong thời gian tới. Cụ thể là nếu doanh nghiệp nào có tỷ lệ bỏ trốn cao sẽ ngừng cấp giấy phép.

Danh sách Công ty bị thu hồi giấy phép
Bộ LĐTB&XH siết chặt cấp giấy phép XKLĐ

Về phía người lao động, khi có dự định đi xuất khẩu lao động thì nên tìm hiểu thật kỹ và trực tiếp đăng ký với công ty xuất khẩu lao động uy tín được Bộ LĐTB&XH cấp giấy phép. Không nên thông qua môi giới hay trung gian để chịu chi phí cao. Đồng thời, người lao động cần phải nâng cao ý thức khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động.

Trong quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài, nếu phát sinh mâu thuẫn hay gặp vấn đề khó khăn, người lao động cần phải thông báo với nghiệp đoàn và công ty phái cử để tìm ra giải pháp hợp lý và nhanh nhất. Đặc biệt, người lao động cần phải nâng cao cảnh giác trước những lời dụ dỗ ngon ngọt ra ngoài làm việc với mức lương cao hơn.


Bài viết liên quan