Thực tập sinh tại Nhật – cánh cửa hấp dẫn cho người Việt trẻ

member1

Lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản năm 2016 đã tăng tới gần 40.000 người, nâng tổng số lao động đang làm việc tại Nhật Bản lên con số hơn 90.000 người. Chương trình đã đem lại cơ hội giao lưu, học hỏi kỹ năng để phát triển sự nghiệp, giúp họ nâng cao thu nhập ngay khi đang học tập kỹ năng tại Nhật Bản.

Mở cơ hội cho thực tập sinh

Đánh giá về chất lượng thực tập sinh(TTS) Việt Nam, ngài Umeda kunio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: “Số lượng TTS Việt Nam được phái cử sang Nhật Bản thời gian gần đây đã gia tăng nhanh chóng. Đồng thời, dòng đầu tư của Nhật vào Việt Nam, đặc biệt từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng nhanh. Tôi tin rằng, kết nối 2 xu hướng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho Việt Nam, góp phần củng cố mối quan hệ song phương giữa 2 nước”.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vấn đề tồn tại cốt yếu hiện nay là sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin thị trường. Điều này khiến chi phí tuyển dụng TTS đang ở mức cao, tạo áp lực thu nhập cho TTS, ảnh hưởng tới tâm lý học tập, động lực tích lũy kỹ năng của họ. Thêm vào đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty phái cử dẫn tới thực trạng nhiều công ty không chú trọng đào tạo, định hướng đầy đủ cho TTS trước khi tham dự chương trình tại Nhật Bản, khiến cho TTS gặp khó khăn khi phải thích nghi với môi trường mới và duy trì động lực học tập.

Việc khó nhận diện các công ty phái cử làm ăn chộp giật đã làm ảnh hưởng phần nào đến chương trình Thực tập sinh kỹ năng, tạo khó khăn cho các bên tham gia. Mặc dù Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) đã có một hệ thống xếp hạng nhưng số lượng các công ty tham gia còn chiếm tỷ khiêm tốn nên vẫn gây ra tình trạng lộn xộn trên thị trường.

tts về nước làm gìXem ngay: “Thực tập sinh kỹ năng” từ Nhật về nước làm việc gì?

Hội thảo xuất khẩu Nhật Bản

Ông Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, để nâng cao hiệu quả của chương trình, đồng thời giải quyết vấn đề khập khiễng kỹ năng, vấn đề đặt ra hiện nay là cần cải thiện tính minh bạch của thị trường, cung cấp nhiều thông tin hơn cho các bên liên quan, đặc biệt là TTS. Hai là, nâng cao vai trò của VAMAS trong việc chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thành viên về các dịch vụ hành chính và giám sát quy tắc ứng xử, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp thành viên thông qua hệ thống xếp hạng hiện có. Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp phái cử đưa ra tầm nhìn rộng hơn về Chương trình, phát triển thương hiệu thông qua uy tín và chất lượng, đồng thời cải thiện hệ thống tuyển dụng, tiếp cận trực tiếp các ứng viên có tiềm năng nhằm thu hẹp vai trò của trung gian, môi giới.

Một trong các giải pháp kỹ thuật quan trọng được đề xuất lần này là xây dựng Cổng thông tin Kết nối thực tập sinh. “Cổng thông tin đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong khoảng 1 tháng tới, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phái cử theo dõi cũng như hỗ trợ các thực tập sinh của mình trong quá trình thực tập tại Nhật Bản” – Ông Thành nói. Đặc biệt, Cổng thông tin sẽ là cầu nối hữu hiệu cho TTS sau khi về nước dễ dàng kết nối với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn lao động này ở Việt Nam.

Ông Tonkunaga, đại diện Công ty Meitoku Plant (Nhật Bản) chia sẻ thêm thông tin từ tháng 11/2017 tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành cơ chế TTS mới với nhiều chính sách mới. Qua đó sẽ giúp cho việc tuyển dụng TTS được thực hiện tốt và hiệu quả hơn. Đồng thời chính phủ Việt Nam – Nhật Bản sẽ có chương trình hợp tác nhằm tăng cường chất lượng nguồn TTS  trước và sau khi đào tạo tại Nhật Bản.

Theo đánh giá của các chuyên gia, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong 3 giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, tận dụng hiệu quả lực lượng TTS về nước này thông qua nâng cao tính hiệu quả của Chương trình thực tập sinh sẽ là rất cần thiết cho cả hai quốc gia.


Bài viết liên quan