Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động

member1

Bộ lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Chấn chỉnh XKLĐ

Xuất hiện tình trạng lừ.a đả.o xuất khẩu lao động

Trong những tháng đầu năm 2017, tại một số tỉnh thuộc miền Trung,  7 đối tượng cò mồi xuất khẩu lao động thường xuống tận các làng xã tuyên truyền có thể đưa lao động đi làm việc tại nhiều nước, thu nhập cao trên 30 triệu/tháng. Đơn cử mới đây, thông qua người quen ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), các đối tượng Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thành Trung, tạm trú ở Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội) đã tìm về địa phương giới thiệu có thể đưa người lao động đi xuất khẩu lao động, khiến nhiều hộ dân tại các xã ven biển Quảng Bình bị lừa đảo lên tới hàng tỷ đồng.

Mới đây, Cục quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản đề nghị Sở LĐTB&XH Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh và xử lý các doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nhưng vẫn tuyển chọn trái phép người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Theo phản ánh của người dân, thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số tổ chức không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nhưng vẫn tuyển chọn trái phép người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Xem thêm: 08 TIÊU CHÍ lựa chọn công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản UY TÍN

Chấn chỉnh sai phạm

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, năm 2016 ghi nhận con số kỷ lục về lao động đi nước ngoài làm việc với 126.000 lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều sai phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động như thu phí cao hơn quy định, cắt xén chương trình đào tạo… “Bộ đã làm rất nghiêm việc thanh tra xử phạt các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chưa năm nào Bộ chấn chỉnh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ quyết liệt như thời gian gia.

Chỉ trong quý 1 năm 2017, Thanh tra Bộ xử phạt 5 đơn vị. Việc thu hồi giấy phép của một công ty rất phức tạp và bị gây sức ép từ nhiều phía vì việc này liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, nhưng để lành mạnh hóa động động XKLĐ chúng tôi buộc phải chấn chỉnh “ ông Đào Ngọc Dung cho biết.

Cảnh giác đi XKLĐ
NLĐ cần cảnh giác các đối tượng cò mồi XKLĐ

Với 5 doanh nghiệp bị thu hồi trong quý 1/2017 đều là những doanh nghiệp có những vi phạm rất nghiêm trọng liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc. Từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Bộ LĐTB&XH và Cục quản lý lao động ngoài nước thanh kiểm tra tại 39 doanh nghiệp, ban hành 2929 kiến nghị yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khắc phục sai phạm, ban hành 21 quyết định, xử phạt hành chính hơn 2,6 tỷ đồng.

Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đã ban hành những quy định khắt khe về số văn phòng đại diện của một doanh nghiệp tại các địa phương để tuyển chọn lao động; đồng thời là tiêu chí chọn từ kiến thức đến sức khỏe của người lao động để đảm bảo hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài diễn ra minh bạch. “Về phái Cục cũng sẽ công khai những đơn vị được phép tuyển dụng lao động đi xuất khẩu, số điện thoại hỗ trợ người lao động và có kế hoạch thanh kiểm tra đảm bảo không lặp lại quá 2 lần/năm trong một doanh nghiệp”, ông Tống Hải Nam cho biết.

Theo Báo tin tức


Bài viết liên quan